DỊCH THUẬT: MỘT SỐ BÀI TẢN VĂN CỦA CÁC VĂN SĨ TRONG ĐƯỜNG TỐNG BÁT ĐẠI GIA (PHẦN 1)

Đường Tống bát đại gia, là danh xưng chung chỉ tám vị văn sĩ chuyên cổ văn nổi danh, gồm hai vị Hàn DũLiễu Tông Nguyên đời Đường và sáu vị đời Tống gồm Âu Dương TuTô Tuân,  Tô ThứcTô TriệtTăng Củng,Vương An Thạch. Người đầu tiên gộp chung tám vị là Chu Hữu thời Minh sơ, tập hợp văn bài của hai vị Hàn, Liễu cùng các bài ông cho là ngang hàng kết tập thành quyển “Bát tiên sinh văn quyển”. Sau, thời Minh trung có thêm Đường Thuận Chi soạn “Văn Biên”, cũng lấy văn của tám vị trên làm chuẩn cho Đường Tống. Minh mạt có thêm Mao Khôn theo ý hai vị Chu, Đường, tập hợp văn chương lưu lại của 8 vị kể trên thành quyển “Đường Tống bát đại gia văn sao”, từ đó định thành danh “Đường Tống bát đại gia”.

方山子傳 (蘇軾) – Phương Sơn Tử truyện – Tô Thức

Chân dung Tô Thức

Tô Thức 蘇軾 (1037-1101) tự Tử Chiêm 子瞻, Hoà Trọng 和仲, hiệu Đông Pha cư sĩ 東坡居士, người đời thường gọi là Tô Đông Pha 蘇東坡, thuỵ Văn Trung 文忠, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông từng làm quan Thông phán, Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn, đương thời người ta gọi là Tam Tô. Thái độ của ông tiêu diêu tự tại, lạc quan phấn chấn, tuy thăng giáng nhiều lần trên con đường hoạn lộ song ông vẫn phó mặc tự tại, đọc sách làm vui và là người giàu tình cảm, cho nên cuộc đời của ông vừa hào phóng lại vừa tình tứ. Ông là người có nhiều tác phẩm phổ biến và được người đời lưu truyền nhất trong Đường Tống bát đại gia, mặc dù là một Nho sĩ nhưng ông thấu rất sâu tinh thần Phật, Lão. Ông sáng tác được 4000 bài thơ, 300 bài từ, tản văn rất nhiều bày hay (như Phóng Hạc đình ký, Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú, v.v…). Tác phẩm ông lưu lại có bộ Đông Pha văn tập 60 quyển, bộ Đông Pha thi tập 25 quyển, bộ Đông Pha từ 1 quyển, bộ Cửu Trì bút ký 2 quyển, bộ Đông Pha chí lâm 5 quyển. Ngoài ra, vâng lời dặn dò của cha lúc lâm chung, ông viết tiếp cuốn Dịch truyện mà cha bỏ dở, rồi viết thêm những cuốn: Luận ngữ thuyết, Thư truyện để truyền bá đạo Khổng. Bài tản văn Phương Sơn Tử truyện thể hiện tinh thần tự do tự tại, thuận theo tự nhiên trên tinh thần Lão – Trang, qua nhân vật Phương Sơn Tử, ta thấy được cách sống cũng như cách tư duy của Tô Thức trong thời kỳ biến động của con đường quan trường.

方山子,光、黃間隱人也。少時慕朱家、郭解爲人,閭里之俠皆宗之。稍壯,折節讀書,欲以此馳騁當世,然終不遇。晚乃遁於光、黃間,曰岐亭。庵居蔬食,不與世相聞。棄車馬,毀冠服,徒步往來山中,人莫識也。見其所著帽,方聳而高,曰:“此豈古方山冠之遺象乎?”因謂之方山子。餘謫居於黃,過岐亭,適見焉。曰:“嗚呼!此吾故人陳慥季常也。何爲而在此?”方山子亦矍然,問餘所以至此者。餘告之故。俯而不答,仰而笑,呼餘宿其家。環堵蕭然,而妻子奴婢皆有自得之意。 餘既聳然異之。獨念方山子少時,使酒好劍,用財如糞土。前十九年,餘在岐山,見方山子從兩騎,挾二矢,遊西山。鵲起於前,使騎逐而射之,不獲。方山子怒馬獨出,一發得之。因與餘馬上論用兵及古今成敗,自謂一世豪士。今幾日耳,精悍之色猶見於眉間,而豈山中之人哉? 然方山子世有勳閥,當得官,使從事於其間,今已顯聞。而其家在洛陽,園宅壯麗與公侯等。河北有田,歲得帛千匹,亦足以富樂。皆棄不取,獨來窮山中,此豈無得而然哉? 餘聞光、黃間多異人,往往陽狂垢污,不可得而見。方山子倘見之歟?

Phiên âm: Phương Sơn Tử, Quang, Hoàng gian ẩn nhân dã. Thiếu thời mộ Chu gia, Quách Giải vi nhân, lư lí chi hiệp giai tông chi. Sảo tráng, chiết tiết độc thư, dục dĩ thử trì sính đương thế, nhiên chung bất ngộ. Vãn nãi độn ư Quang, Hoàng gian, viết Kì Đình. Am cư sơ thực, bất dữ thế tương văn. Khí xa mã, hủy quan phục, đồ bộ vãng lai sơn trung, nhân mạc thức dã. Kiến kỳ sở trước mạo, phương tủng nhi cao, viết: “Thử khởi cổ Phương sơn quan chi di tượng hồ?” Nhân vị chi Phương Sơn Tử. Dư trích cư ư Hoàng, quá Kì Đình, thích kiến yên. Viết: “Ô hô! Thử ngô cố nhân Trần Tháo Quí Thường dã. Hà vi nhi tại thử?” Phương Sơn tử diệc quắc nhiên, vấn dư sở dĩ chỉ thử giả. Dư cáo chi cố. Phủ nhi bất đáp, ngưỡng nhi tiếu, hô dư túc kỳ gia. Hoàn đổ tiêu nhiên, nhi thê tử nô tì giai hữu tự đắc chi ý.

Phương Sơn Tử

Dư kí tủng nhiên dị chi, độc niệm Phương Sơn tử thiếu thời, sử tửu hiếu kiếm, dụng tài như phẩn thổ. Tiền thập cửu niên, dư tại Kì Sơn, kiến Phương Sơn tử tòng lưỡng kị, hiệp nhị thỉ, du Tây Sơn. Thước khởi ư tiền, sử kị trục nhi xạ chi, bất hoạch. Phương Sơn tử nộ mã độc sơn, nhất phát đắc chi. Nhân dữ dư mã thượng luận dụng binh cập cổ kim thành bại, tự vị nhất thế hào sĩ. Kim kỉ nhật nhĩ, tinh hãn chi sắc do kiến ư mi gian, nhi khởi sơn trung chi nhân tai? Nhiên Phương Sơn tử thế hữu huân phiệt, đương đắc quan, sử tòng sự ư kỳ gian, kim dĩ hiển văn. Nhi kỳ gia tại Lạc Dương, viên trạch tráng lệ dữ công hầu đẳng. Hà Bắc hữu điền, tuế đắc bạch thiên thất, diệc túc dĩ phú lạc. Giai khí bất thủ, độc lai cùng sơn trung, thử khởi vô đắc nhi nhiên tai? Dư văn Quang, Hoành gian đa dị nhân, vãng vãng dương cuồng cấu ô, bất khả đắc nhi kiến. Phương Sơn tử thảng kiến chi dư? 

Dịch nghĩa: Phương Sơn tử là người ẩn cử ở giữa hai miền Quang, Hoàng. Thuở thiếu thời hâm mộ những người như Chu gia, Quách Giải, bọn hiệp sĩ trong làng đều tôn sùng ông. Sau khi lớn lên được một chút, từ bỏ chí hướng cũ mà bắt đầu học hành, muốn lấy đó mà rong ruổi với đời (thi triển những mong mỏi với đời), song rốt cuộc chẳng gặp vận (được trọng dụng). Do đó lúc về già bèn ẩn cử ở giữa hai miền Quang, Hoàng gọi là Kì Đình. Ở trong am ăn rau cỏ, không giao thiệp gì nữa với người đời. Vứt ngựa xe, bỏ mũ áo, đi bộ vãng lai ở trong núi, người trong núi không một ai biết ông. Thấy mũ mão ông đội, chóp mũ hình vuông mà cao vọt lên, nói rằng: “Đây phải chăng là kiểu mũ Phương sơn thời xưa còn lưu lại đấy chăng?” Nhân đó mà gọi ông là Phương Sơn tử. Ta bị biếm trích ở lại châu Hoàng, đi qua Kì Đình, vừa may gặp ông. Nói rằng: “Than ôi! Người bạn già Trần Tháo Quý Thường của tôi đây mà, cớ sao mà ông lại ở đây?” Phương Sơn tử cũng kinh ngạc hỏi tôi cớ sao lại đến nơi này. Tôi kể (rõ) nguyên do cho ông ta. Y cúi đầu không đáp, sau ngửng đầu lên mà cười, kêu tôi về nghỉ ở nhà ông, tường nát vách xiêu, thế mà vợ con tì tất vẫn đều có ý tự đắc (vui vẻ).

Ta ngạc nhiên và lấy làm lạ, trong tâm nhớ lại Phương Sơn tử hồi trẻ, ham uống rượu (tùy hứng), giỏi múa kiếm, dùng tiền như đất cát. 19 năm trước, ta ở dưới chân núi Kỳ (Phong Tường), thấy Phương Sơn tử có hai hai người cưỡi ngựa theo sau, cầm hai mũi tên, đi chơi ở Tây Sơn, chim khách bay ở phía trước, ông sai người cưỡi ngựa đuổi theo và bắn nó, không trúng, Phương Sơn tử quất ngựa tự mình tiến lên, một phát trúng phóc. Nhân đó, ông với tôi ngồi trên lưng ngựa luận phép dùng binh và chuyện thành bại xưa nay, tôi tự cho ông là một bậc hào kiệt ở đời. (Việc ấy) tính đến nay chỉ như mới mấy ngày trôi qua thôi, (thế mà) sắc diện tinh anh dũng mãnh, hãy còn thấy ở trên nét ngài, có vẻ gì (sao có thể) là ẩn sĩ trong núi đâu (được)? Thế nhưng Phương Sơn tử là dòng dõi công thần thế gia (gia đình Phương Sơn tử từ thế hệ này sang thế hệ khác là những người có công lao), đáng lẽ là được làm quan, nếu ông tòng sự từ lúc đó, nay đã vinh hiển vang danh. Song gia đình ông ở Lạc Dương, vườn tược phòng ốc tráng lệ ngang bằng với bậc công hầu. Hà Bắc có ruộng, mỗi năm thu được ngàn tấm lụa, (nhiêu đó) cũng đủ để ông giàu sang vui sướng. (Thế nhưng) Ông đều bỏ đi chẳng lấy, một mình đến trong chốn thâm sơn cùng cốc, việc này há nếu không có điều sở đắc thì có thể được như thế chăng?

Ta nghe ở hai vùng Quang, Hoàng có nhiều dị nhân, thường thường giả điên bôi nhọ mình, (người thường) không thể thấy được họ. Phương Sơn tử có lẽ vô tình thấy được họ chăng?

梅聖俞詩集序 (歐陽修)(Mai Thánh Du thi tập tự – Bài tự cho tập thơ Mai Thánh Du của Âu Dương Tu)

Chân dung Âu Dương Tu

Âu Dương Tu 歐陽修 (1007-1072) tự Vĩnh Thúc 永叔, hiệu Tuý ông 醉翁, Lục Nhất cư sĩ 六一居士, thuỵ hiệu Văn Trung 文忠, người huyện Lư Lăng tỉnh Giang Tây, ông là một vị cổ văn gia, lịch sử học gia có tiếng, lại là một thi nhân uyên bác, tài tình, có nhiều tác phẩm để đời. Ông hiện còn lại Lục nhất từ 3 quyển. Âu Dương Tu làm quan địa phương hơn 10 năm trời. Sau Tống Nhân Tông vì quá mến mộ văn tài nên mới triệu ông về kinh thành, phong làm Hàn lâm học sĩ. Sau khi nhận chức, Âu Dương Tu ra sức đề xướng việc cải cách văn phong. Một lần, kinh thành tổ chức khoa thi tiến sĩ, ông được cử làm chủ khảo. Thấy đây là 1 cơ hội để cải cách văn phong lựa chọn nhân tài. Âu Dương Tu đọc kĩ các quyển thi, thấy quyển nào chỉ có hình thức hào nhoáng mà nội dung trống rỗng thì đánh trượt hết. Kết quả khóa thi, một số người không đỗ rất căm tức Âu Dương Tu. Một hôm, ông cưỡi ngựa đi đi ra đường, bị 1 đám thí sinh bị đánh trượt ngăn lại, ồn ào chửi mắng và gây sự. Sau nhờ có lính tuần tra đến giải tán, ông mới được vô sự. Thời gian ở Từ Châu, ngoài những giờ làm việc quan, Âu Dương Tu thường thích cùng bạn chúng du sơn lãm thủy. Trên Lang Nha Sơn có một toà đình làm nơi nghỉ cho du khách. Âu Dương Tu thường tới tòa đỉnh đó uống rượu. Ông tự xưng là “Túy ông” (ông già say) và đặt tên cho tòa đình đó là “Túy Ông đình”. Bài tản văn “Túy Ông đình ký” của ông là 1 kiệt tác được người đời truyền tụng. Bài tản văn Mai Thánh Du thi tập tự nói về người bạn thơ tài hoa Mai Thánh Du của ông, qua đó thể hiện rõ cái nhìn của ông về thơ và quan điểm cách tân thơ trong tư tưởng của ông.

予聞世謂詩人少達而多窮,夫豈然哉?蓋世所傳詩者,多出於古窮人之辭也。凡士之蘊其所有,而不得施於世者,多喜自放于山巔水涯之外,見蟲魚草木風雲鳥獸之狀類,往往探其奇怪,內有憂思感憤之鬱積,其興於怨刺,以道羈臣寡婦之所嘆,而寫人情之難言。蓋愈窮則愈工。然則非詩之能窮人,殆窮者而後工也。 予友梅聖俞,少以蔭補爲吏,累舉進士,輒抑於有司,困於州縣,凡十餘年。年今五十,猶從辟書,爲人之佐,鬱其所蓄,不得奮見於事業。其家宛陵,幼習於詩,自爲童子,出語已驚其長老。既長,學乎”六經”仁義之說,其爲文章,簡古純粹,不求苟說於世。世之人徒知其詩而已。然時無賢愚,語詩者必求之聖俞;聖俞亦自以其不得志者,樂於詩而發之,故其平生所作,於詩尤多。世既知之矣,而未有薦於上者。 昔王文康公嘗見而嘆曰:“二百年無此作矣!”雖知之深,亦不果薦也。若使其幸得用於朝廷,作爲雅、頌,以歌詠大宋之功德,薦之清廟,而追商、周、魯頌之作者,豈不偉歟!奈何使其老不得志,而爲窮者之詩,乃徒發於蟲魚物類,羈愁感嘆之言。世徒喜其工,不知其窮之久而將老也!可不惜哉! 聖俞詩既多,不自收拾。其妻之兄子謝景初,懼其多而易失也,取其自洛陽至於吳興以來所作,次爲十卷。予嘗嗜聖俞詩,而患不能盡得之,遽喜謝氏之能類次也,輒序而藏之。其後十五年,聖俞以疾卒於京師,餘既哭而銘之,因索於其家,得其遺稿千餘篇,並舊所藏,掇其尤者六百七十七篇,爲一十五卷。嗚呼!吾於聖俞詩論之詳矣,故不復云。廬陵歐陽修序。

Phiên âm: Dư văn thế vị thi nhân thiểu đạt nhi đa cùng, phù khởi nhiên tai? Cái thế sở truyền thi giả, đa xuất ư cổ cùng nhân chi từ dã. Phàm sĩ chi uẩn kỳ sở hữu, nhi bất đắc thi ư thế giả, đa hỉ tự phóng vu sơn điên thủy nhai chi ngoại, kiến trùng ngư thảo mộc phong vân điểu thú chi trạng loại, vãng vãng thám kì kì quái, nội hữu ưu tư cảm phẫn chi uất tích, kỳ hưng ư oán thứ, dĩ đạo ki quần quả phụ chi sở thán, nhi tả nhân tình chi nan ngôn. Cái dũ cùng tắc dũ công. Nhiên tắc phi thi chi năng cùng nhân, đãi cùng giả nhi hậu công dã. Dư hữu Mai Thánh Du, thiếu dĩ ấm bổ vi lại, lũy cử tiến sĩ, triếp ức vu hữu tư, khốn ư châu huyện, phàm thập dư niên. Niên kim ngũ thập, do tòng tích thư, vi nhân chi tá, uất kỳ sở súc, bất đắc phấn kiến ư sự nghiệp. Kỳ gia Uyển Lăng, ấu tập ư thi, tự vi đồng tử, xuất ngữ dĩ kinh kỳ trưởng lão. Kí trường, học hồ “lục kinh” nhân nghĩa chi thuyết, kỳ vi văn chương, giản cổ thuần túy, bất cầu cẩu thuyết ư thế. Thế chi nhân đồ tri kỳ thi nhi dĩ. Nhiên thời vô hiền ngu, ngứ thi giả tất cầu chi Thánh Du; Thánh Du diệc tự dĩ kì bất đắc chí giả, nhạo ư thi nhi phát chi, cố kỳ bình sinh sở tác, ư thi vưu đa. Thế kí tri chi hỹ, nhi vị hữu tiến ư thượng giả. Tích Vương Văn Khang công thường kiến nhi thán viết: “Nhị bách niên vô thử tác hỹ!” Tuy tri chi thâm, diệc bất quả tiến dã. Nhược sử kỳ hạnh đắc dụng ư triều đình, tác vi nhã, tụng, dĩ ca vịnh Đại Tống chi công đức, tiến chi Thanh miếu, nhi truy Thương, Chu, Lỗ tụng chi tác giả, khởi bất vĩ dư! Nại hà sử kỳ lão bất đắc chí, nhi vi cùng giả chi thi, nãi đồ phát ư trùng ngư vật loại, ki sầu cảm thán chi ngôn. Thế đồ hỉ kỳ công, bất tri kỳ cùng chi cửu nhi tương lão dã! Khả bất tích tai! Thánh Du thi kí đa, bất tự thu thập. Kì thê chi huynh tử Tạ Cảnh Sơ, cụ kỳ đa nhi dị thất dã, thủ kỳ tự Lạc Dương chi Ngô Hưng dĩ lai sở tác, thứ vi thập quyển. Dư thượng thị Thánh Du thi, nhi hoạn bất năng tận đắc chi, cự hỉ Tạ thị chi năng loại thứ dã, triếp tự nhi tàng chi. Kỳ hậu thập ngũ niên, Thánh Du dĩ tật tốt ư kinh sư, dư ký khốc nhi minh chi, nhân sách ư kỳ gia, đắc kỳ di cảo thiên dư thiên, tịnh cựu sở tàng, xuyết kỳ vưu giả lục bách thất thập thất thiên, vi nhất thập ngũ quyển. Ô hô! Ngô ư Thánh Du thi luận chi tường hỹ, cố bất phục vân. Lư Lăng Âu Dương Tu tự.

Dịch nghĩa: Ta nghe người đời nói rằng thi nhân rất ít người hiển đạt mà nhiều kẻ khốn cùng, ôi há như thế chăng? Bởi vì những bài thơ được lưu truyền trên đời, đa phần khởi sinh từ văn chương của những nhà thơ cùng khổ ngày xưa. Phàm những uẩn ức, những điều mà kẻ sĩ có được (tài học và lý tưởng) mà không được thi hành ở trên đời đều vui vẻ phóng tứ bản thân ở ngoài cõi non xanh nước biếc, ngắm nhìn hình dáng các loài sâu cá cỏ cây mây gió chim muông, thường hay tìm tòi những điều kì quái trong đó, trong lòng tích chứa nỗi ưu tư và căm phẫn, chính điều đó sẽ dấy lên nỗi oán hận, châm biếm (trong thơ), để nói ra nỗi ai oán của người quả phụ, của kẻ bề tôi nơi đất khách, mà viết về những thứ khó nói trong cõi nhân tình, đại khái nhà thơ càng khốn đốn thì thơ văn càng hay. Như thế thì không phải làm thơ có thể khiến cho nhà thơ cùng khổ mà chắc mẩm người trong cảnh khốn cùng thì sau thơ mới khéo hay.

Bạn ta là Mai Thánh Du, thuở nhỏ nhờ âm đức tổ tiên mà được bổ làm quan lại, nhiều lần tham gia thi tiến sĩ, mỗi lần (như thế) đều bị quan chủ khảo đánh rớt, chỉ làm chức quan nhỏ ở châu huyện, tất thảy đã hơn mười năm. Tuổi nay đã năm mươi, mà hãy còn nhận thư mời, làm phụ tá cho người khác, uất hận vì tài năng uẩn súc trong lòng mình không phát huy được trong sự nghiệp. Gia đình ông ở Uyển Lăng, hồi nhỏ tập tành làm thơ, từ lúc còn bé, lời thơ làm ra đã khiến cho các bậc trưởng bối phải kinh ngạc. Sau khi lớn lên, học các thuyết nhân nghĩa ở trong Lục Kinh, ông làm văn thơ, lời lẽ súc tích, cổ kính, thuần túy, không truy cầu sự cẩu thả a dua làm vui (chiều theo thị hiếu) người đời. Người đời chỉ biết ông có làm thơ mà thôi. Nhưng lúc ấy (khi nói đến thơ) bất luận là người hiền kẻ ngu, người bàn về thơ đều phải cầu cạnh Thánh Du; Thánh Du cũng cam lòng với nỗi bất đắc chí của mình, thích làm thơ để giải tỏ lòng mình, cho nên bình sinh những tác phẩm ông viết, (đặc biệt) về mặt thơ ca cực kỳ nhiều. Người đời đã biết đến ông rồi mà chưa có ai tiến cử ông với người trên (triều đình) cả. 

Xưa ông Vương Văn Khang từng xem thơ ông mà than rằng: “Hai trăm năm nay chưa từng có tác phẩm nào như vậy!” Tuy (Văn Khang) biết ông rất rõ (đánh giá ông (Thánh Du) rất cao) song cũng không thể tiến cử ông được. Giả sử ông may mắn được triều đình ủy nhiệm (trọng dụng), làm những bài “Nhã”, “Tụng” để ca vịnh công đức Đại Tống, được tiến cử vào Thanh miếu (Tông miếu), mà nối gót các tác giả soạn bài tụng của Thương, Chu, Lỗ, há chẳng vĩ đại ư! Làm sao cứ khiến cho ông đến lúc già rồi vẫn bất đắc chí, mà phải làm những bài thơ của kẻ khốn cùng, mà chỉ thốt ra những lời u hoài thương cảm, các giống trùng bọ cá nước? Người đời chỉ thích cái tinh xảo trong thơ ông (khen thơ ông hay) chứ không biết ông cùng khốn đã lâu mà sắp già rồi vậy! Có thể chẳng đáng tiếc lắm ư!

Thơ của Thánh Du đã nhiều mà ông không chịu tự mình thu thập lại. Anh trai của vợ ông là Tạ Cảnh Sơ, sợ rằng thơ ông nhiều thì dễ bị thất lạc, (bèn) lấy những bài thơ ông làm từ khi ở Lạc Dương đến Ngô Hưng trở đi, biên thành mười quyển. Ta từng rất thích thơ của Thánh Du, mà lo không thể tìm được hết, hốt nhiên mừng rỡ vì họ Tạ có thể phân loại, sắp đặt, (ta cảm thấy xúc động) bèn viết bài tự xong rồi cất nó đi.

Mười lăm năm sau, Thánh Du vì bị bệnh mà chết ở kinh sư, ta đã đến khóc điếu mà viết cho ông bài minh, nhân đó tìm tòi ở trong nhà ông, thấy được cuốn di cảo hơn nghìn thiên, kể cả những bài ông cất đi lúc trước, chọn lựa những bài hay nhất trong số đó được 677 thiên, làm thành 15 quyển. Than ôi! Ta đã bàn kĩ về thơ của Thánh Du rồi, cho nên không nói lại nữa. Âu Dương Tu ở Lư Lăng viết bài tự.

Nguyễn Thanh Lộc dịch

Nguồn: Ngô Sở Tài, Ngô Điều Hậu biên tập, Nhóm Lý Mộng Sinh, Sử Lương Chiếu chú thích (2001), Cổ văn quan chỉ thích chú (Quyển thượng), Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã xuất bản, Thượng Hải.

Tư tưởng “giáo dục” trong Luận Ngữ (Trích trong Tiểu luận “Luận ngữ” phục vụ môn học Giáo dục khoa cử và quan chế Việt Nam thời Phong kiến, thời Pháp thuộc)

Khổng Tử

1. Nội dung “giáo dục” của Luận Ngữ

Bản thân của Luận Ngữ là giáo dục, mọi ý tứ lời văn trong Luận ngữ đều mang tính chất ngụ ngôn, giáo huấn rất rõ. Cả một đời hành đạo, với Khổng Tử, cốt cũng chỉ để hướng con người đến bờ giác, lìa bến mê, giáo dục con người tự tu dưỡng thân tâm, tự ngộ ra được bổn thể để từ đó thực hành, thi triển vào cuộc sống. Có thể thấy, trong Luận Ngữ mục đích chủ yếu, có tính khái quát trong quan niệm về giáo dục của Khổng Tử là nhằm để duy trì và bảo vệ địa vị tầng lớp của giai cấp phong kiến, mong muốn hình thành nên một xã hội chuyên chế trung ương tập quyền mà cao nhất là “thiên tử”. Vì thế, cho nên ngay từ khi khởi sự hoá dục, Khổng Tử đã coi trọng giáo dục với mở đầu là thiên Học nhi, nhắm đến ý nghĩa bàn về cái “học” và sự “học”. Muốn “học” 學 cần “giáo” 教 và để “học” 學 có hiệu quả phải “tập” 習 – đó là mối tương giao và liên hệ cấp thiết để hình thành nên một xã hội vững thạnh vậy. Nhiễm Hữu hỏi Khổng Tử: “Kí thứ hĩ, hựu hà gia yên?” (既庶矣,又何加焉 – Người đã đông rồi thì nên làm gì nữa?) Khổng Tử đáp: “Phú chi” (富之 – Làm cho họ giàu mạnh). Nhiễm Hữu lại hỏi: “Ký phú hỹ, hựu hà gia yên?” (既富矣,又何加焉 – Đã giàu rồi thì thêm gì nữa?). Khổng Tử đáp lại: “Giáo chi” (教之 – Dạy cho họ) . Tuy lời ngắn gọn, ý khúc chiết song có thể thấy, tư tưởng “giáo chi” của Khổng Khâu gần như đã trở thành một trong những tiền đề căn bản cho “chủ nghĩa khai sáng” mà trong triết học thế giới thường đề cập. Chính Á thánh Mạnh Tử sau này cũng đã một lần nữa nhấn mạnh lại rằng: “Nhân chi hữu đạo dã, bão thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú” (人之有道也, 飽食煖衣, 逸居而無教, 則近於禽獸 – Người ta tuy có đạo lý, nhưng cứ ăn no mặc ấm, ngồi rồi mà không dạy dỗ, thì gần như giống cầm thú) . Hơn nữa, với Khổng Tử, mục đích lớn nhất của sự học nằm ở ba điểm: “Tại minh minh đức/ Tại tân dân/ Tại chỉ ư chí thiện” (在明明德,在親民,在止於至善 – Làm sáng cái đức sáng, làm cho dân đổi mới, dừng lại ở chỗ chí thiện). Vì hiểu được lẽ đó nên Khổng Tử luôn đề cao giáo dục, coi giáo dục là phương tiện duy nhất để đạt được tới mục đích của mình.
Như vậy, trong Luận ngữ như đã đề cập, làm thế nào để cách thức giáo dục và sự học của Nho giáo được truyền bá rộng rãi trong dân chúng?

Thứ nhất, sự học đạo của bậc quân tử không phải là thứ học suồng sã, vô tri mà cần phải luyện tập: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?” (學而時習之,不亦說乎? – Học thì phải luyện tập, chẳng vui lắm sao?). Không những thế, học không chỉ để “tri kỷ” 知己 (biết mình) phải đem những điều đó thi hành, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí giúp đời, giúp người.

Trong Thuyết văn giải tự, chữ Giáo 教 có nghĩa “thượng sở thi, hạ sở hiệu dã” (上所施,下所效也 – Cái thi hành ở trên thì trở thành cái hiệu quả bên dưới vậy). Cũng như dòng nước tuôn nguồn, chảy trôi từ trên xuống dưới, rơi từ nơi cao về tới nơi thấp, giáo dục là hành động do bậc trí giả truyền thừa cho kẻ chưa tỏ như quy luật “minh lai ám tạ” 明來暗謝 (Tri thức (ánh sáng) đến thì sự ngu muội (bóng tối) lùi xa) trong tư duy Phật học. Thế nên, Khổng Tử khuyến khích người học giỏi nên ra làm quan (仕) và với ông, để giải toả những biến thiên của cuộc đời, những vận xấu của xã hội và đó cũng là mục tiêu căn bản của sự học. Nếu không làm quan thì ba lập thuyết “minh đức”, “tân dân” và “chỉ ư chi thiện” thật khó để thực hiện, vậy nên: “Sĩ nhi ưu tắc học, học nhi ưu tắc sĩ” (仕而優則學,學而優則仕 – Làm quan mà học giỏi thì nên học thêm, học mà giỏi thì nên làm quan) . Thí như học mà chẳng thể thi hành, học mà chẳng thể cải hóa nhân gian thì đó chỉ là cái “hư học” 虛學, coi như chẳng hề học: “Tụng Thi tam bách, thụ chi dĩ chính bất đạt, sứ ư tứ phương bất năng chuyên đối, tuy đa diệc hề dĩ vi?” (Đọc thuộc ba trăm bài kinh Thi, mà trao cho việc để làm ngay lại song chẳng thông đạt, sai đi sứ các nước mà chẳng đủ sức ứng đối, vậy học nhiều mà làm gì? – 誦詩三百, 授之以政, 不達使於, 四方不能專對, 雖多亦奚以為。)

Tranh vẽ Nhan Hồi trong Chí Thánh Tiên Hiền bán thân tượng (至聖先賢半身像)

Thứ hai, sự giáo dục là sự “vô phân biệt”, tức “hữu giáo vô loại“. Vì rằng “nhân chi sở tính bổn thiện” (Mạnh Tử), ngay chính Khổng Tử cũng cho rằng bản tánh của con người vốn thiện lương, nhưng vì qua quá trình tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên thành ra khác nhau: “Tính tương cận dã, tập tương viễn dã” (性相近也,習相遠也 – Tính con người gần gũi nhau, do thói quen hóa ra xa nhau). Hơn nữa, chính Khổng Tử cũng đã khẳng định, thói quen hình thành là do giáo dục tác nhân, do môi trường xúc tác và điều kiện giao tế mỗi người sai biệt, không ai giống ai nên thành ra có kẻ mạnh người yếu, có kẻ giỏi người dở. Kế thừa ý hướng này, trong văn đàn Việt Nam có bài thơ Dạ Bán của Nguyễn Tất Thành đã đề cập đến ý này, trong thơ có viết rằng:

睡時都像純良漢,
醒後才分善惡人。
善惡原來無定性,
爹由教育的原因。

Thụy thì đô tượng thuần lương hán,
Tỉnh hậu tài phân thiện, ác nhân;
Thiện, ác nguyên lai vô định tính,
Đa do giáo dục đích nguyên nhân.

(Lúc ngủ, ai ai cũng đều thuần hậu,
Tỉnh dậy, mới phân biệt rõ đâu là người thiện kẻ ác;
Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu,
Phần lớn đều do giáo dục mà thành ra như vậy).

Chính vì thế mà tư tưởng giáo dục của Luận ngữ yêu cầu giáo dục không phân biệt đối tượng, không chỉ tầng lớp quý tộc, có địa vị cao trong xã hội mới được hưởng quyền lợi giáo dục mà ngay cả những người dân thường, địa vị thấp cũng là đối tượng của việc giáo dục.

Thứ ba, giáo dục đối với Khổng Tử đồng nghĩa với việc giáo dục đạo đức, bao gồm tam cương và ngũ thường hay gọi chung là đạo cương thường. Tam cương là quân – thần, phụ – tử, phu – thê. Ngũ thường là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Giáo dục hướng con người tới việc tự hoàn thiện nhân cách và tâm thức. Tuy nhiên, trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có một điểm thể hiện tính chất bất bình đẳng: Chỉ có những người bề trên, tức những kẻ nắm quyền thống trị trong một xã hội chuyên chế mới có quyền hành giáo dục, còn những người dân, dẫu có giỏi giang đến mấy vẫn là đối tượng bị động, chịu sự lĩnh án từ những kẻ cấp cao: “Dư vô lạc hồ vi quân, duy kỳ ngôn nhi mạc dư vi dã” (予無樂乎為君,唯其言而莫予違也 – Ta không vui vì được làm vua mà vui vì (khi làm vua) không ai dám trái lệnh ta) . Không chỉ thế, thuyết “tôn hiền” của Khổng Tử còn tạo sự phân biệt trong giới tri thức với thực tế nghi vấn: Rằng ai mới gọi là hiền và điều kiện nào để gọi là một bậc hiền đúng nghĩa? Chính vì thế mà trong hệ thống tư tưởng kinh điển Lão – Trang, Lão Tử đã phản bác lại rằng:

不尚賢 , 使民不爭; 不貴難得之貨, 使民不爲盜; 不見可欲, 使 民心不亂.

Bất thượng hiền, sử dân bất tranh; bất quí nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo; bất hiện khả dục, sử dân tâm bất loạn.

(Không trọng người hiền để cho dân không tranh. Không quí của hiếm để cho dân không trộm cướp, không phô bày cái gì gợi lòng ham muốn, để cho lòng dân không loạn.)

Điều này đã chứng minh rằng: Trong một xã hội mà giai cấp bóc lột là kẻ thống lãnh thì không thể tồn tại một nền giáo dục công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên, tinh thần giáo dục mà Khổng Tử đề ra trong Luận Ngữ bao đời nay vẫn được đề cao và trọng vọng, chứng tỏ tính tích cực trong tư duy của ông vẫn giữ được giá trị xứng đáng.

2. Phương pháp giáo dục trong Luận Ngữ

Một điểm nữa khi bàn về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử buộc ta cần phải lưu tâm: Một tư tưởng tiến bộ bao giờ cũng phải gắn liền với một phương pháp tiến bộ. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là, tiêu chí phương pháp giáo dục của Khổng Tử là gì?

Thứ nhất, phương pháp “thân giáo pháp” 身教法 tức lấy thân mình làm khuôn mẫu. Đây là phương pháp sơ khởi và căn bản nhất mà Khổng Tử hay dùng để giáo huấn học trò. Khuôn mẫu không có nghĩa là bản thân luôn đúng không sai mà khuôn mẫu ở đây mang ý nghĩa: Lấy thân mình làm thước đo của sự học, như Lão Tử có câu: “Hữu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ chi” (有餘者損之,不足者補之 – Có chỗ dư thì bỏ bớt, có chỗ thiếu thì bổ sung) . Khổng Tử đã lấy một ví dụ rất hay về tinh thần của sự học: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên; trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi” (三人行,必有我師焉:擇其善者而從之,其不善者而改之 – Ba người cùng đi, ắt có người làm thầy ta; chọn người thiện để mà theo, người nào bất thiện thì ta sửa mình) . Chính vì thế mà học trò của Khổng Tử theo ông, không phải chỉ để học mà còn để cải quá tinh thần học hỏi, để nhận chân được chỗ khuyết chỗ dư rồi từ đó thay đổi. Tử Cống có lần nhận xét về Khổng Tử rằng: “Phu Tử ôn, lương, cung, kiệm, nhượng dĩ đắc chi. Phu Tử chi cầu chi dã, kỳ chư dị hồ nhân chi cầu chi dư?” (夫子溫、良,恭、儉、讓以得之。夫子之求之也,其諸異乎人之求之與?- Thầy ta ôn hòa, thiện lương, nghiêm túc, tiết kiệm, khiêm nhường mà có được. Phương pháp đạt được của thầy, với phương pháp của người khác, không giống nhau chăng?).

Lão Tử

Thứ hai, phương pháp “ôn cố tri tân” 溫故知新 tức là phương pháp ôn cái cũ để biết được cái mới. Gắn liền với phương pháp này là nguyên tắc “thuật nhi bất tác” (述而不作 – thuật lại chứ không sáng tác), “ngụ giáo ư nhạc” (寓教於樂) và “tưởng trừng” 奬懲 (khen chê). Đứng trên nền tảng lễ nhạc nhà Chu, Khổng Tử luôn luôn hướng về những giá trị có sẵn, đã trở thành kinh điển, quy củ để giáo huấn con người cho nên ông không có tham vọng “tác” mà chỉ muốn “thuật” những lời dạy của các bậc tiền nhân: “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, thiết tỉ ư ngã Lão Bành” (述而不作,信而好古,竊比於我老彭 – thuật lại (đạo thánh hiền) mà không sáng tác, thật lòng tin tưởng mà ham chuộng sự xưa cũ, ta trộm ví mình như ông lão Bành) (Luận ngữ, Thuật nhi) . Có ba phương tiện căn bản thuộc về cổ xưa mà trong suốt một đời truyền đạo, Khổng Tử đều sử dụng một công cụ: Thứ nhất, là Thi Kinh đứng trên nguyên tắc “thuật nhi bất tác”, Khổng Tử nói: “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết “tư vô tà”” (詩三百,一言以蔽之,曰“思無邪 (Vi Chính) – Kinh Thi có ba trăm bài, một lời để diễn tả bao quát hết về nó, đó là “ý nghĩ không tà vạy”) . Khổng Tử coi Kinh thi là thứ giáo lý chuẩn mực nhất và căn cơ nhất được thai nghén và kết tinh trong bào thai lễ nhạc của nhà Chu cho nên mỗi lời, mỗi ý tứ trong đó đều mang một hàm nghĩa giá trị nội ẩn rất cao, đòi hỏi con người ta phải tìm tòi, nghĩ suy. Thứ hai, những nhân vật lịch sử từ kiệt xuất đến hôn quân phải kể đến như Nghiêu, Thuấn, Thang, Văn, Võ… đến Kiệt, Trụ… thậm chí có cả những học trò của ông như Nhan Hồi, Tể Dư,… đứng trên nguyên tắc “tưởng trừng”. Với Khổng Tử, Nhan Uyên thực là bậc trí giả đáng được noi theo: “Nhất đan tự, nhứt biều ẩm, tại lậu hang, nhân bất kham kỳ ưu, Hồi giả, bất cải kỳ lạc! Hiền tai Hồi giả!” ( 一簞食,一瓢飲,在陋巷。人不堪其憂,回也不改其樂。賢哉,回也!- Một giỏ cơm, một bầu nước, ở chỗ ngõ hẹp, giá người khác ở vào cảnh ấy thì lo buồn không chịu được, thế mà Nhan Hồi không bao giờ đổi cái vui của mình. Hiền vậy thay Nhan Hồi!) . Còn với Tể Dư, ông không tiếc lời chê bai hay trách móc: “Tể Dư trú tẩm. Khổng Tử viết: Hủ mộc bất khả điêu dã, phấn thổ chi tường bất khả hủ dã”. ( 宰予晝寢. 孔子曰: 朽木不可雕也,糞土之牆,不可杇也. – Tể Dư ngủ ngày. Khổng Tử nói rằng: Gỗ mục thì không thể điêu khắc, tường bằng phân và đất thì không thể đục khoét) . Là lời khen, lời chê nhưng cũng là lời dạy mà Khổng Tử muốn ngụ ẩn truyền đạt lại cho những học trò khác. Thứ ba, truyền thống “lễ” và “nhạc” ngoài Kinh Thi của nhà Chu đứng trên nguyên tắc “ngụ giáo ư nhạc”. Trong Nhạc Ký 樂記 có viết: “Đức giả, tính chi đoan dã. Nhạc giả, đức chi hoa dã” (德者,性之端也。樂者,德之華也 – Đức là căn nguyên của tính. Còn nhạc là tinh hoa của Đức). Khổng Tử, coi lễ và nhạc của nhà Chu là một trong những cách giáo dục và di dưỡng tinh thần triệt để của mình. Ông nói với Trọng Do: “Trọng Do à! Quân tử thích âm nhạc, vì trong ca vịnh khiến tâm tình bĩnh tĩnh, có thể nhìn lại bản thân mình, loại trừ được sự kiêu ngạo; kẻ tiểu nhân thích âm nhạc, là vì trong ca vịnh loại trừ được sự sợ hãi, mục đích là không giống nhau. Là người nào không hiểu ta, lại muốn đi theo ta chứ?” – Và đó cũng là cách mà Khổng Tử thi hành phương pháp giáo dục của mình.

Thứ ba, phương pháp “khải phát dụ đạo” 啟發誘導 hay còn gọi là phương pháp “gợi mở đề” dựa trên nguyên tắc “thảo luận” 討論. Phương pháp này chú trọng vào việc kích thích tính năng nổ và chủ động cùng sự độc lập sáng tạo của người học với người dạy. Nắm bắt một sự tình ngoài thực tế mà từ đó khơi gợi giáo lý, huấn hỗ đàm luận và tấn công vào tính hiếu học của đệ tử. Khổng Tử nói: “Bất phẫn bất khải, bất phi bất phát. Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã” (不憤不啟, 不悱不發, 舉一隅不以三隅反, 則不復也 (Thuật nhi 述而) – Không giận dỗi thì trí không mở, không hậm hực thì ý không phát ra ngoài. Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa) . Chữ “khải” không chỉ có nghĩa là khai mở mà còn ẩn dụ cho sự lĩnh ngộ, tư tưởng tự tiềm thức mà bộc phát. Nhân việc khơi gợi đàm luận thế nên có những điểm ngay cả Khổng Tử còn phải đắn đo, nghĩ ngợi và chưa hiểu. Có lần Khổng Tử nói với học trò: “Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã; ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên” (吾有知乎哉? 無知也. 有鄙夫問於我, 空空如也; 我叩其兩端而竭焉 (Tử Hãn 子罕) – Ta có kiến thức rộng chăng? Không có kiến thức rộng. Có người tầm thường hỏi ta (một điều), ta không biết gì cả; ta xét đầu đuôi sự việc mà hiểu ra) . Chính vì thế với Khổng Tử, học là một chuyện suốt đời, cần phải gợi mở, cần phải đắn đo mới khám phá được hết những khiếm khuyết trong bản thân.

Thứ tư, phương pháp “nhân tài thi giáo pháp” 因材施教法 tức là lựa chọn phương pháp hợp lý tùy thuộc vào tư chất của mỗi con người để thi hành. Khổng Tử nói: “Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngứ thượng, trung nhân dĩ hạ, bất khả dĩ ngứ thượng dã” (中人以上,可以語上也;中人以下不可以語上也。- Đối với những người từ bậc trung trở lên, có thể dạy bảo về phần hình nhi thượng; đối với những người từ bậc trung trở xuống, không thể dạy bảo về phần hình nhi thượng vậy) . Hình nhi thượng là những cái học cao siêu, vượt trội chỉ dành cho những người thiện tri thức đã học qua những điều căn bản. Còn hình nhi hạ là những cái học sơ khởi, căn cốt dành cho những người mới bắt đầu. Nếu ta đem cái khó ra mà dạy kẻ ngu đần thì chỉ hoài công vô ích, ví như ta đem giải tích trong toán học cấp cao mà chỉ cho trẻ con mới lên sáu, lên mười vậy.

Thứ năm, phương pháp “bất yểm pháp” 不厭法 hoặc “bất quyện pháp” 不倦法 tức phương pháp coi sự học là một sự trau dồi không mệt mỏi, đúc rút từ câu nói của Khổng Tử trong chương Thuật nhi: “Học nhi bất yếm, hối nhi bất quyện” (學而不厭,誨而不倦 – Học mà không mỏi, dạy mà không mệt) . Trong giáo dục, thứ đáng sợ nhất là học mà không thể tiếp thu, học mà không có đam mê và học là một thứ gánh nặng không hơn. Chính vì vậy, xuyên suốt Luận ngữ, Khổng Tử quan niệm kẻ không muốn học thì không ép, vì ép là phạm lễ. Học là tự nguyện, là sáng tạo, là cùng “tương trưởng” giữa người dạy và người học. Nguyên lí và thực tiễn liên quan đến phương pháp giáo dục này hiện nay vẫn còn giá trị, mang ý nghĩa tích cực quan trọng.

Năm phương pháp trên chỉ mang tính khái lược cho toàn bộ những tinh anh giá trị mà Khổng Tử trao truyền cho nhân hoàn. Nhờ Luận ngữ mà ta hiểu được một cách cặn kẽ tinh thần “hiếu học”, hiểu được một cách tường tận những giá trị luân lý căn cơ phục vụ cho việc tu dưỡng tâm đức. Tóm lại, với một cuốn tản văn ngữ lục giàu tính triết luận như Luận Ngữ, ngôn ngữ hàm súc, tinh tế và uyển chuyển, ý vị sâu xa, hí lộng, mỗi một câu nói lại mang một hàm nghĩa xa xôi, hướng người đọc đến một chân trời mới lạ. Dưới góc độ giáo dục, Luận ngữ đã mang đến cho người đọc không chỉ một mà nhiều những tinh hoa khác nhau, là công cụ để người đời sau soi sáng và thực hiện.

Nguyễn Thanh Lộc

DỊCH THUẬT (PHẦN 3): TỤC TỬ BẤT NGỮ 續子不語 (VIÊN MAI 袁枚)

僵屍拒賊 CƯƠNG THI CỰ TẶC (CƯƠNG THI CHỐNG TRỘM)

杭州洋市街石牌樓販魚人,每五鼓出艮山門販魚,見樹林內燈光隱隱,有美女子獨坐紡績。每日如此,並無別人,疑為鬼,亦不懼。一日,有白鬚叟語之曰:「君慕此女,欲以為妻乎?我有法,依教則事可圖。明早須持一飯糰闖入彼室,誘彼開口,則以飯塞其口,負之而歸,勿令見天光,便與人無異矣。」如其教,果得此女。閉樓中,伉儷甚篤。年餘生子,亦能飲食,天陰則下樓執炊。積廿餘年,娶媳生孫,家亦小康,開茶肆。一日,天大熱,目光如火,其媳聞姑下樓,至梯無聲。視之,有血水一攤,變作僵屍。其夫心知其故,亦不甚痛苦,但買棺收殮,每夜於棺中出入。嘗有賊入前門,有人擋之;入後門,又有人擋之,皆僵屍為之護衛也。

Phiên âm: Hàng châu Dương thị nhai Thạch Bi lâu phiến ngư nhân, mỗi ngũ cổ xuất Lương Sơn Môn phiến ngư, kiến thụ lâm nội đăng quang ẩn ẩn, hữu mỹ nữ tử độc toạ phưởng tích. Mỗi nhật như thử, tịnh vô biệt nhân, nghi vi quỷ, diệc bất cụ. Nhất nhật, hữu bạch tu tẩu ngứ chi viết: “Quân mộ thử nữ, dục dĩ vi thê hồ? Ngã hữu pháp, y giáo tắc sự khả đồ. Minh tảo tu trì nhất phạn đoàn sấm nhập bỉ thất, dụ bỉ khai khẩu, tắc dĩ phạn tắc kỳ khẩu, phụ chi nhi quy, vật lệnh kiến thiên quang, tiện dữ nhân vô dị hỹ”. Như kỳ giáo, quả đắc thử nữ, bế lâu trung, kháng lệ thậm đốc. Niên dư sinh tử, diệc năng ẩm thực, thiên âm tắc hạ lâu chấp xuy. Tích nhập dư niên, thú tức sinh tôn, gia diệc tiểu khang, khai trà tứ. Nhất nhật, thiên đại nhiệt, mục quang như hoả, kỳ tức văn cô hạ lâu, chí thê vô thanh. Thị chi, hữu huyết thủy nhất than, biến tác cương thi. Kỳ phu tâm tri kỳ cố, diệc bất thậm thống khổ, đãn mãi quan thu liễm, mỗi dạ ư quan trung xuất nhập. Thường hữu tặc nhập tiền môn, hữu nhân đáng chi; nhập hậu môn, hựu hữu nhân đáng chi, giai cương thi vị cho hộ vệ dã.

Dịch nghĩa: Tại lầu Thạch Bi, trên con đường thuộc phố Dương, Hàng Châu có một người bán cá, năm canh mỗi ngày ra khỏi Lương Sơn Môn bán cá, thấy trong rừng rậm, đèn sáng leo lét,  có một mỹ nữ một mình ngồi xe sợi. Mỗi ngày đều như thế, lại chẳng có người nào khác, nghi là quỷ song cũng chẳng sợ.

Một ngày nọ, có một ông lão râu tóc bạc phơ nói với người bán cá rằng: “Ngài mến người nữ nầy, muốn lấy làm vợ chăng? Ta có cách, cứ theo lời mà làm thì việc có thể thành. Sáng sớm hôm sau cần cần một nắm cơm xông vào căn thất nàng ta, dụ nàng ta mở miệng (sau đó) lập tức lấy nắm cơm nhét vào trong miệng, cõng nàng ta rồi mang trở về, chỉ cần đừng để nàng ta thấy ánh sáng mặt trời, như thế so với người bình thường chẳng có gì khác biệt vậy”. Người đánh cá làm như lời dạy, quả nhiên lấy được người nữ tử ấy. Hắn mang nàng ta vào trong lầu đóng cửa lại, kết duyên chồng vợ vô cùng thắm thiết. Hơn một năm thì nàng ta sinh con, cũng có thể ăn uống được (như người thường), trời tối thì xuống lầu thổi cơm. Hơn hai mươi năm sau, đứa con (của họ) cưới vợ sinh ra cháu chắt (trong nhà), gia đình cũng thuộc dạng thường thường bậc trung và có mở một quán trà.

Một ngày nọ, trời nóng hừng hực, ánh mắt (người vợ kẻ bán cá) quắc sáng như lửa, người con dâu nghe tiếng mẹ chồng xuống lầu, đến bực thang thì bặt tiếng. Cô đi tới xem, thấy có một vũng màu lênh láng trên đất, còn mẹ chồng thì biến thành cương thi. Tâm người chồng (tức người bán cá) dẫu biết việc đó song cũng không quá đau khổ, chỉ mua một cỗ quan tài tẩm liệm, cứ mỗi đêm lại từ trong linh cữu bước ra bước vào. Từng có một tên trộm vào nhà từ cửa trước, nhưng lại bị người chặn lại. Trộm lại vào từ cửa sau, vẫn bị người chặn lại, (người ấy chính là người vợ cương thi của kẻ bán cá) đều do cương thi vì thương chồng mà bảo vệ (gia thất) vậy.

鵬糞 BẰNG PHẨN (PHÂN CHIM BẰNG)

康熙壬子春,瓊州近海人家忽見黑雲蔽天而至,腥穢異常,有老人云:「此鵬鳥過也,慮其下糞傷人,須急避之。」一村盡逃。俄而天黑如夜,大雨傾盆。次早往視,則民間屋舍盡為鵬糞壓倒。從內掘出糞,皆作魚蝦腥。遺毛一根,可覆民間十數間屋,毛孔中可騎馬穿走,毛色墨,如海燕狀。

Phiên âm: Khang Hi Nhâm Tí xuân, Quỳnh châu cận hải nhân gia hốt kiến hắc vân tế thiên nhi chí, tinh uế dị thường, hữu lão nhân vân: “Thử bằng điểu quá dã, lự kỳ hạ phẩn thương nhân, tu cấp tị chi”. Nhất thôn tận đào. Nga nhi thiên hắc như dạ, đại vũ khuynh bồn. Thứ tảo vãng thị, tắc dân gian ốc xá tận vi bằng phẩn áp đảo. Tòng nội quật xuất phẩn, giai tác ngư hà tinh. Quý mao nhất căn, khả phúc dân gian thập sổ gian ốc, mao khổng trung khả kị mã xuyên tẩu, mao sắc mặc, như hải yến trạng.

Dịch nghĩa: Mùa xuân năm Nhâm Tí niên hiệu Khang Hi, người dân vùng cận biển ở châu Quỳnh đột nhiên thấy mây đen kéo tới che hết bầu trời, phát mùi tanh uế dị thường, có một vị lão nhân nói: “Đó là chim bằng bay ngang qua đó, e rằng nó sẽ thả phân xuống làm hại người, cần mau tránh đi”. Cả thôn trốn hết. Trong chốc lát, trời đen như ban đêm, mưa lớn làm đổ cả chậu. Đến khi trời sáng nhìn qua ngó lại, bỗng chốc nhà cửa ốc xá khắp nơi đâu đâu cũng đều bị phân chim bằng đè lên. Phân được đào ra từ bên trong đều có mùi tanh của tôm cá. Còn sót lại một sợi lông, có thể che hơn mười gian nhà trong thôn, có thể cưỡi ngựa đi xuyên vào trong lỗ lông, lông có sắc đen, như giống chim hải yến.

彭祖舉柩 BÀNH TỔ CỬ CỮU (BÀNH TỔ DI QUAN)

商彭祖卒於夏六月三日,其舉柩日,社兒等六十人皆凍死,就葬於西山下,其六十人墓,至今猶在,號曰「社兒墩」。又墓前有薤林,春不種而生,秋不收而枯。或人妄加耕鋤墓旁,則雷雨大作。

Phiên âm: Thương Bành Tổ tốt ư hạ lục nguyệt tam nhật, kỳ cử cữu nhật, Xã Nhi đẳng lục thập nhân giai đống tử, tựu táng ư Tây Sơn hạ, kỳ lục thập nhân mộ, chí kim do tại, hiệu viết “Xã  nhi quách”. Hựu mộ tiền hữu giới lâm, xuân bất chúng nhi sinh, thu bất thu nhi khô. Hoặc nhân vọng như canh sừ mộ bàng, tắc lôi vũ đại tác.

Dịch nghĩa: Bành Tổ đời nhà Thương chết vào ngày ba mùa hạ tháng sáu, vào ngày di quan của ông, sáu mươi người Xã Nhi (danh xưng những người khiêng quan tài ông) đều bị chết cóng, nhân dân bèn chôn họ dưới chân núi Tây Sơn, mộ của sáu mươi người ấy đến nay vẫn còn, gọi là “Xã Nhi quách”. Lại ở trước mộ có rừng rau kiệu, mùa xuân không trồng mà nở, mùa thu không thu mà khô. Nếu có kẻ nào tùy tiện cuốc bừa lên mộ hay xung quanh, mưa sấm đùng đùng ắt sẽ kéo đến.

佛奴穿母脅生 (PHẬT NÔ XUYÊN MẪU HIẾP SINH – PHẬT NÔ LUỒN QUA BE SƯỜN CỦA MẸ MÀ SINH RA)

錫山尤少師時享之子平貞娶王氏,產一女,從左脅下出,名曰佛奴。慧性異常,五歲舉止如成人。至秋,漸不食,形體日小。一日,母脅復開,女便躍入,母即痛死,以僧家法焚之,築小塔於赤石嶺葬焉。平貞念妻女,不兩月亦死。餘素聞䱜魚率小魚而遊,倘受人驚,則仍奔入母腹中,不料人亦如之。

Phiên âm: Tích sơn Vưu Thiếu Sư Thời Hưởng chi tử Bình Trinh thú Vương thị, sản nhất nữ, tòng tả hiếp hạ xuất, danh viết Phật Nô. Tuệ tính dị thường, ngũ tuế cử chỉ như thành nhân. Chí thu, tiệm bất thực, hình thể nhật tiểu. Nhất nhật, mẫu hiếp phục khai, nữ tiện dược nhập, mẫu tức thống tử, dĩ tăng gia pháp phần chi, trúc tiểu tháp ư Xích Thạch lĩnh táng yên. Bình Trinh niệm thê nữ, bất lưỡng nguyệt diệc tử. Dư tố văn thước ngư suất tiểu ngư nhi du, thảng thụ nhân kinh, tắc nhưng bôn nhập hải phúc trung, bất liệu nhân diệc như thử.

Dịch nghĩa: Bình Trinh, con của quan Thiếu Sư họ Vưu, tên Thời Hưởng ở Tích Sơn cưới Vương thị, sinh ra một người con gái, ở dưới be sườn bên trái, đặt tên là Phật Nô. Tuệ tính dị thường, năm tuổi mà cử chỉ như người trưởng thành. Đến mùa thu, dần bỏ ăn, hình thể ngày một bé lại. Một ngày nọ, be sườn người mẹ lại mở ra, người con gái nhân đó liền nhảy vào, người mẹ tức thì đau đến nỗi mất mạng, (người nhà) nhân đó dùng pháp phật môn mà hoả táng bà, xây một toà tháp nho nhỏ ở trên đỉnh Xích Thạch và mai táng ở đó. Bình Trinh hoài nhớ vợ con, chưa đầy hai tháng cũng qua đời nốt. Ta vốn thường nghe cá thước dẫn theo cá con bơi lội, nếu bị người làm cho kinh hãi, ắt sẽ chạy vào trong bụng của mẹ (mà trốn), không ngờ ngay cả con người cũng có chuyện như vậy.

人變樹 NHÂN BIẾN THỤ (NGƯỜI BIẾN THÀNH CÂY)

外國兀魯特及回部民從不肯自盡,云自盡者必變樹,樹易招斬伐,故不願也。秦中明府蔣雲驤云。

Phiên âm: Ngoại quốc Ngột Lỗ Đặc cập Hồi Bộ dân tòng bất khẳng tự tận, vân tự tận giả tất biến thụ, thụ dị chiêu trảm phạt, cố bất nguyện dã. Tần Trung Minh phủ Tưởng Vân Tương vân.

Dịch nghĩa: Nước Ngột Lỗ Đặc (Chỉ Mông Cổ) và người dân Hồi Bộ (Chỉ bộ phận người theo đạo Hồi) từ trước tới nay không chịu tự tử, nói rằng người tự tử ắt biến thành cây, mà cây thì dễ mời người đến chặt phá, cho nên không chịu vậy. Tưởng Vân Tưởng trong phủ Tần Trung Minh nói vậy.

黑牡丹 HẮC MẪU ĐƠN (MẪU ĐƠN ĐEN)

福建惠安縣有青山大王廟,廟之階下所種皆黑牡丹。花開時數百,朵朵皆向大王神像而開。移動神像,花亦轉面向之。

Phiên âm: Phúc Kiến Huệ An huyện hữu Thanh Sơn đại vương miếu, miếu chi bệ hạ sở chúng giai hắc mẫu đơn. Hoa khai thời sổ bách, đoá đoá giai hướng đại vương thần tượng nhi khai. Di động thần tượng, hoa diệc chuyển diện hướng chi.

Dịch nghĩa: Huyện Huệ An, tỉnh Phúc Kiến có miếu Đại vương Thanh Sơn, thứ trồng dưới bậc thềm dưới của miếu đều là mẫu đơn đen. Lúc hoa nở thì nở chừng vài trăm đoá, đoá nào đoá nấy đều hướng về thần tượng của đại vương mà nở. Nếu di chuyển thần tượng đến chỗ nào thì hoa cũng chuyển hướng hướng đến chỗ đó.

禪師吞蛋 THIỀN SƯ THÔN ĐẢN (THIỀN SƯ NUỐT TRỨNG)

得心禪師行腳至一村乞食,村中人皆澆薄,尤多惡少年,語師曰:「村中施酒肉,不施蔬筍,果然餓三日,當備齋供。」至三日,請師赴齋,依舊酒肉雜陳,蓋欲師饑不擇食,以取鼓掌捧腹之快。師連取雞蛋數個吞之,說偈曰:「混沌乾坤一口包,也無皮血也無毛。老僧帶爾西天去,免受人間宰一刀。」眾人相顧若失,遂供養村中。

Phiên âm: Đắc Tâm thiền sư hành cước chí nhất thôn khất thực, thôn trung nhân giai kiêu bạc, vưu đa ác thiếu niên, ngứ sư viết: “Thôn trung thí tửu nhục, bất thí sơ duẩn, quả nhiên ngạ tam nhật, đương bị trai cúng”. Chí tam nhật, thỉnh sư phó trai, y cựu tửu nhục tạp trần, cái dục sư cơ bất trạch thực, dĩ thủ cổ chưởng phủng phúc chi khoái. Sư liên thủ kê đản sổ cá thôn chi, thuyết kệ viết: “Hỗn độn càn khôn nhất khẩu bao, dã vô bì huyết dã vô mao. Lão tăng đái nhĩ Tây Thiên khứ, miễn thụ nhân gian tể nhất đao”. Chúng nhân tương cố nhược thất, toại cung dượng thôn trung.

Dịch nghĩa: Thiền sư Đắc Tâm vân du đến một thôn nọ khất thực, người trong thôn ai nấy đều khinh miệt ngài, rất nhiều thiếu niên ác tâm, nói với sư rằng: “Trong thôn chỉ bố thí rượu thịt, không bố thí rau măng, nếu ngài chịu đói ba ngày, thì (chúng tôi) sẽ chuẩn bị thiết trai cúng ngài”. Đến ngày thứ ba, họ thỉnh sư đến thực trai, vẫn bày biện rượu thịt như cũ, đại để muốn sư đói (vì) không chọn được thức ăn, mong thoả cái sự thích chí ôm bụng vô tay (nhạo báng) của mình. Sư liền lấy mấy cái trứng gà rồi nuốt, nói bài kệ rằng: “Càn khôn hỗn độn đựng trong mồm, Chẳng da chẳng máu cũng chẳng lông. Lão tăng mang ngươi đến cõi phật, Thoát cảnh người giết, bị đao vung”. Bọn người nhìn nhau ý như vừa mất thứ gì đó (hoát nhiên đại ngộ), bèn mời sư vào trong thôn cúng dường.

動靜石 ĐỘNG TĨNH THẠCH (ĐÁ ĐỘNG TĨNH)

南雁宕有動靜石三座,大如七架梁之屋,一動一靜,上下相壓。遊者臥石上,以腳撐之,雖七八歲童子,能使離開尺許,轟然有聲。倘用手推,雖輿夫十餘人,不能動其毫末。此皆天地間物理,有不可解者。

Phiên âm: Nam Nhạn đãng hữu Động Tĩnh thạch tam toạ, đại như Thất giá lương chi ốc, nhất động nhất tĩnh, thượng hạ tương áp. Du giả ngoạ thạch thượng, dĩ cước sanh chi, tuy thất bát tuế đồng tử, năng sử li khai xích hử, oanh nhiên hữu thanh. Thảng dụng thủ thôi, tuy dư phu thập dư nhân, bất năng động kì mao mạt. Thử giai thiên địa gian vật lí, hữu bất khả giải giả.

Dịch nghĩa: Mỏ hang ở Nam Nhạn có ba toà đá tên gọi đá Động Tĩnh, lớn như nhà có cầu thất giá (bảy cây chống), một động một tĩnh, trên dưới đè lên nhau. Người du ngoạn nằm trên đá, dùng chân đẩy đá đi, dẫu một đứa trẻ bảy tám tuổi, cũng có thể di chuyển được mấy thước, có tiếng ầm ầm. Nếu dùng tay để đẩy thì dù có hơn mươi người phu xe cũng chẳng thể lay động được mảy may tí gì. Đây đều là cái lý của vật trong cõi thiên địa nhưng có chỗ không thể lí giải được.

玉女峰 NGỌC NỮ PHONG (NÚI NGỌC NỮ)

雁宕有石如女子獨立,長五丈餘,頭有髻形。杜鵑花開,紅滿一頭,恰無一朵拂其面上者。袍色微紅,裙色慘綠,若天然染就狀,界畫分明。衣褶之痕,宛然若織。

Phiên âm: Nhạn đãng hữu thạch như nữ tử độc lập, trường ngũ trượng dư, đầu hữu kế hình. Đỗ quyên hoa khai, mãn hồng nhất đầu, kháp vô nhất đoá phất kì diện thượng dã. Bào sắc vi hồng, quần sắc thảm lục, nhược thiên nhiên nhiễm tựu trạng, giới hoạch phân minh. Y điệp chi ngân, uyển nhiên nhược chức.

Dịch nghĩa: Hang Nhạn có tảng đá hình dạng như người con gái đứng một mình, dài hơn năm thước, trên đầu có hình búi tóc. Lúc hoa đỗ quyên nở, đỏ khắp một đầu, vừa hay chẳng mảy thứ gì động đậy phơn phớt trên mặt. Sắc áo hồng nhạt, màu quần xanh đậm, ví như thiên nhiên nhuộm nên hình trạng nầy, giới hoạch rõ ràng. Vết nếp gấp áo, y nhiên như may như vá.

鵬過 BẰNG QUÁ (CHIM BẰNG BAY QUA)

康熙六十年,餘才七歲,初上學堂。七月三日,才吃午飯,忽然天黑如夜,未數刻而天漸明,紅日照耀,空中無片雲。或云:「此大鵬鳥飛過也。」莊週所云「翼若垂天之雲」,竟非虛語。

Phiên âm: Khang Hi lục thập niên, dư tài thất tuế, sơ thượng học đường. Thất nguyệt tam nhật, tài cật ngọ phạn, hốt nhiên thiên hắc như dạ, vị sổ khắc nhi thiên tiệm minh, hồng nhật chiếu diệu, không trung vô phiến vân. Hoặc vân: “Thử đại bằng điểu phi quá dã”. Trang Chu sở vân: “Dực nhược thùy thiên chi vân”, cánh phi hư ngữ.

Dịch nghĩa: Năm sáu mươi niên hiệu Khang Hi, ta mới bảy tuổi, mới lên học đường. Ngày 3 tháng 7, mới ăn cơm trưa, đột nhiên trời đen như ban đêm, chưa đến vài khắc mà trời đã dần sáng trở lại, mặt trời đỏ ửng chiếu rọi, trên không không một phiến mây. Có kẻ nói: “Đây là do chim bằng lớn bay qua đó”. Trang Chu có nói: “Cánh (chim bằng) như mây che hết bầu trời”, thực chẳng nói ngoa.

琴變 CẦM BIẾN

金陵吳觀星工琴,嘗為餘言:琴是先王雅樂,不過口頭語耳,未之信也。年五十時,為趙都統所逼,命彈《寄生草》,旁有伶人唱淫冶小調以和之。忽然風雷一聲,七弦俱斷,仰視青天,並無雲彩,都統舉家失色。從此遇公卿彈琴,必焚香淨手,非古調不彈矣。

Phiên âm: Kim Lăng Ngô Quan Tinh công cầm, thường vi dư ngôn: Cầm thị tiên vương nhã lạc, bất quá khẩu đầu ngữ nhĩ, vị chi tín dã. Niên ngũ thập thời, vi Triệu Đô Thống sở bức, mệnh đàn “kí sinh thảo”, bàng hữu linh nhân xướng dâm dã tiểu điệu dĩ hoạ chi. Hốt nhiên phong lôi nhất thanh, thất huyền câu đoạn, nghênh thị thanh thiên, tịnh vô vân thái, Đô Thống cử gia thất sắc. Tòng thử ngộ công khanh đàn cầm, tất phần hương tịnh thủ, phi cổ điệu bất đàn hỹ.

Dịch nghĩa: Nghệ sĩ đánh đàn Ngô Quan Tinh ở Kim Lăng từng nói với ta rằng: Đàn là thú vui tao nhã của tiên vương, chẳng qua chỉ là lời ngoài miệng mà thôi, chưa thể tin được. Năm Ngô Quan Tinh 50 tuổi, bị Triệu Đô Thống bức ép, ra lệnh đàn bài “Kí sinh thảo” (Cỏ sống nhờ), bên cạnh có tên đào hát, xướng một tiểu khúc có hướng dâm dật lẳng lơ để hoạ lại. Đột nhiên gió sấm đánh lên một tiếng, bảy dây cùng đứt, ngước nhìn trời xanh, chẳng một ráng mây, cả nhà Đô Thống thất sắc. Từ đó trở đi hễ gặp bậc công khanh đánh đàn, ắt phải thắp hương rửa tay và không phải điệu cổ thì không đàn.

女化男 NỮ HOÁ NAM

乾隆四十六年,長沙西城之長安坊,地名青石井。有把總安姓者,一女五歲,與張守備家為養媳,其姑遇之嚴,少有忤,輒鞭笞交下,不勝其苦。十三歲,逃歸父家。張向安索女,安以女未及笄,不願鬻養姑家,且留家,俟有吉期,備禮遣嫁。張無奈,聽之。及女年十七,婿亦長大,張擇期以告,安亦備奩具擬嫁女。女知斯近,而畏姑嚴,終夜哭泣,向天叩禱求速死,不願出閣。母見女如此,頗憐之,曰:「汝徒哭泣求死無益,若籲天能變得男身,便可免嫁。」是夕,女夢一老人手持三丸,如彈大,二紅一白,納其口而去。比寤後,覺小腹極熱,喉痛異常。不一炊頃,陽出於戶,竟成偉男,項下結喉突起。驚疑以告母,驗之不謬。安夫婦無子,只此女,一旦成男,喜甚,往告張。以事屬怪誕,疑安捏飾賴婚,控於縣。時邑令山西黨公兆熊拘女到案驗之,貌猶是女,而陰頭鮮紅,確係男子,勢難行嫁。命安將奩盜貼張,為代聘一女,以予其子。當堂令安女放腳剃髮,脫珥著靴,改男裝而去。

Phiên âm: Càn Long tứ thập lục niên, Trường Sa Tây thành chi Trường An phường, địa danh Thanh Thạch tỉnh. Hữu Bả tổng An tính giả, nhất nữ ngũ tuế, dữ Trương Thủ bị gia vi dưỡng tức, kỳ cô ngộ chi nghiêm, thiểu hữu ngỗ, triếp tiên si giao hạ, bất thăng kỳ khổ. Thập tam tuế, đào quy phụ gia. Trương hướng An sách nữ, An dĩ nữ vị cập kê, bất nguyện dục dưỡng cô gia, thả lưu gia, sĩ hữu cát kì, bị lễ khiển giá. Trương vô nại, thính chi. Cập nữ niên thập thất, tế diệc trưởng đại, trương trạch kì dĩ cát, An diệc bị liêm cụ nghĩ giá nữ. Nữ tri tư cận, nhi úy cô nghiêm, chung dạ khốc khấp, hướng thiên khấu đảo cầu tốc tử, bất nguyện xuất các. Mẫu kiến nữ như thử, phả liên chi, viết: “Nhữ đồ khốc khấp cầu tử vô ích, nhược dụ thiên năng biến đắc nam thân, tiện khả miễn giá”. Thị tịch, nữ mộng nhất lão nhân thủ trì tam hoàn, như đạn đại, nhị hồng nhất bạch, nạp kỳ khẩu nhi khứ. Bí ngụ hậu, giác tiểu phúc cực nhiệt, hầu thống dị thường. Bất nhất xuy khoảnh, dương xuất ư hộ, cánh thành vĩ nam, hạng hạ kết hầu đột khởi. Kinh nghi dĩ cáo mẫu, nghiệm chi bất mậu. An phu phụ vô tử, chỉ thử nữ, nhất đán thành nam, hỉ thậm, vãng cáo Trương. Dĩ sự chúc quái đản, nghi An niết sức lại hôn, khống ư huyện. Thời Ấp lệnh Sơn Tây Đảng Công Triệu Hùng câu nữ đáo án nghiệm chi, mạo do thị nữ, nhi âm đầu tiên hồng, xác hệ nam tử, thế nan hành giá. Mệnh An tương liêm đạo thiếp trương, vi đại sính nhất nữ, dĩ dư kỳ tử. Đương đường lệnh An nữ phóng cước thế phát, thoát nhị trước ngoa, cải nam trang nhi khứ.

Dịch nghĩa: Năm Càn Ling thứ 46, phường Trường An, thành phía Tây của Trường Sa có một địa danh là làng Thanh Thạch. Có người Bả tổng (tên một chức quan đời Thanh) họ An, có một người con gái năm tuổi, được gia đình dự sẵn nuôi làm con dâu cho nhà Trương Thủ, người mẹ chồng nhà bên đối đãi nghiêm khắc với đứa con gái, thuở nhỏ nếu có điều ngỗ nghịch, liền bị vụt roi tới tấp, khổ cực khôn xiết. 13 tuổi, cô trốn về nhà cha. Trương (dốc sức) tìm người con gái ở nhà An, An vì con gái chưa đến tuổi cập kê nên không chịu cho đi dục dưỡng nhà mẹ chồng, hơn nữa muốn lưu lại trong nhà, chờ đến ngày lành, chuẩn bị hôn lễ mới cho đi xuất giá. Trương không còn cách nào khác, bèn nghe theo.

Đến khi người con gái được 17 tuổi, rễ cũng đã trưởng thành, Trương chọn ngày lành để báo, An cũng chuẩn bị sẵn tráp (đưa dâu) đồ đạc, định liệu mà gả con đi. Người con gái biết ngày cưới gần kề, song sợ sự uy nghiêm của mẹ chồng, suốt đêm khóc lóc, ngẩng đầu lên trời cầu mong chóng chết chứ không chịu ra khỏi nhà. Người mẹ thấy con gái như thế, có phần thương cảm, bèn nói: “Ngươi chỉ biết khóc lóc cầu chết như thế luống cũng vô ích, nếu như thỉnh cầu được trời xanh biến ngươi thành thân nam, mới có thể tránh được cảnh xuất giá“. Đêm ấy, người con gái mộng thấy một vị lão nhân tay giữ ba viên đan, như hòn bi lớn, hai màu đỏ một màu trắng, nhét vào trong miệng cô rồi bỏ đi. Sau khi tỉnh giấc, nhận thấy bụng dưới cực nóng, cổ họng đau đến lạ thường. Chưa đến một chốc, dương vật ra khỏi âm hộ, cuối cùng trở thành nam nhân tú vĩ, dưới cổ yết hầu mọc lên. Vừa kinh vừa sợ liền nói với mẹ, nghiệm thấy chẳng sai. Vợ chồng An không có con trai, chỉ có đứa con gái này, trong một ngày bỗng hoá thành nam, vui mừng khôn xiết, bèn đến nói với Trương. Vì chuyện thật quái đản, nên Trương nghi ngờ An bịa đặt chối hôn, tố cáo lên huyện.

Lúc ấy Huyện lệnh Sơn Tây là Đảng Công Triệu Hùng cho bắt người con gái đến án đường kiểm tra, dung mạo vẫn như con gái nhưng lại có dương vật đỏ ửng, chắc chắn là nam tử, tình thế này khó mà xuất giá. Lệnh cho An mang tráp đợ người cho Trương, thay thế tìm đón một người con gái khác, để gá cho người con trai của Trương. Công đường lệnh cho người con gái của An tháo bó chân cắt tóc, cởi hoa tai mang giày ủng, cải nam trang rồi cho đi.

Nguyễn Thanh Lộc dịch

Nguồn dịch: http://www.my2852.com/gdwx/xs/bj/xzby/index.htm

DỊCH THUẬT: TỐNG TRƯƠNG THÚC HẠ TÂY DU TỰ (送張叔夏西遊序 – BÀI TỰ TẶNG TRƯƠNG THÚC HẠ ĐI TÂY) – ĐỚI BIỂU NGUYÊN 戴錶元

Đái Biểu Nguyên (1244 – 1310), là một nhà văn đời Nguyên. Tự là Soái Sơ 帥初, còn một tự nữa là Tằng Bá 曾伯, hiệu là Diệm Nguyên 剡源, người Phụng Hoá, Khánh Nguyên (Nay thuộc Chiết Giang). Bảy tuổi đã có thể viết văn, thơ văn hay lạ uẩn súc. Giữa cuối đời Nam Tống đỗ tiến sĩ, thọ chức giáo thụ phủ Kiến Khang. Năm 61 tuổi năm thứ tám đời Nguyên Đại Đức (1304), được người tiến cử làm giáo thụ ở Tín Châu, lại được điều đi Vụ Châu, nhân cáo bệnh mà từ chức. Bàn về thơ chủ trương Tông Đường Đắc Cổ 宗唐得古 (Khái niệm “Tông Đường Đắc Cổ” do “Văn học sử triều Nguyên” của Viện Văn học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đưa ra), phong cách thơ thâm trầm thanh nhã, lời văn đa phẫn bi ưu ai phẫn. Có trước tác tập thơ Diệm Nguyên (Diệm Nguyên tập 剡源集).

Nguyên văn

玉田張叔夏與餘初相逢錢塘西湖上,翩翩然飄阿錫之衣,乘纖離(1)之馬,於是風神散朗,自以為承平故家貴遊少年(2)不啻也。垂及強壯,喪其行資。則既牢落偃蹇。嘗以藝北遊,不遇,失意。亟亟南歸,愈不遇。猶家錢塘十年。久之,又去,東遊山陰(3)、四明(4)、天台(5)間,若少遇者。既又棄之西歸。

於是餘周流授徒,適與相值,問叔夏何以去來道途若是不憚煩耶?叔夏曰:“不然,吾之來,本投所賢,賢者貧;依所知,知者死;雖少有遇而無以寧吾居,吾不得已違之,吾豈樂為此哉?”語竟,意色不能無沮然。少焉飲酣氣張,取平生所自為樂府詞,自歌之,噫嗚宛抑,流麗清暢,不惟高情曠度,不可褻企,而一時聽之,亦能令人忘去窮達得喪所在。

蓋錢塘故多大人長者,叔夏之先世高曾祖父,皆鐘鳴鼎食(6),江湖高才詞客姜夔堯章、孫季蕃花翁之徒,往往出入館谷其門,千金之裝,列駟之聘,談笑得之,不以為異。迨其途窮境變,則亦以望於他人,而不知正复堯張、花翁尚存,今誰知之,而誰暇能念之者!

嗟乎!士固復有家世材華如叔夏而窮甚於此者乎!六月初吉,輕行過門,云將改遊吳公子季札春申君之鄉,而求其人焉。余曰:唯唯。因次第其辭以為別。

Phiên âm

Ngọc Điền Trương Thúc Hạ dữ dư sơ tương phùng Tiền Đường Tây hồ thượng, phiên phiên nhiên phiêu a tích chi y, thặng tiêm ly chi mã, ư thị phong thần tán lãng, tự dĩ vi thừa bình cố gia quý du thiếu niên bất thí dã. Thùy cập cường tráng, táng kì hành tư. Tắc kí lao lạc yển kiển. Thường dĩ nghệ Bắc du, bất ngộ, thất ý. Cức cức Nam quy, dũ bất ngộ. Do gia Tiền Đường thập niên. Cửu chi, hựu khứ, Đông du Sơn Âm, Tứ Minh, Thiên Thai gian, nhược thiểu ngộ giả. Kí hựu khí chi Tây quy.

Ư thị dư chu lưu thụ tẩu, thích dữ tương trị, vấn Thúc Hạ hà dĩ khứ lai đạo đồ nhược thị bất đạn phiền da? Thúc Hạ viết: “Bất nhiên, ngô chi lai, bổn đầu sở hiền, hiền giả bần; y sở trí, trí giả tử; tuy thiểu hữu ngộ nhi vô dĩ ninh ngô cư, ngô bất đắc dĩ vi chi, ngô khởi lạc vi thử tai?” Ngữ cánh, ý sắc bất năng vô trở nhiên. Thiếu yên ẩm hàm khí trương, thủ bình sinh sở tự vi Nhạc phủ từ, tự ca chi, y ô uyển ức, lưu lệ thanh sướng, bất duy cao tình khoáng độ, bất khả tiết xí, nhi nhất thời thính chi, diệc năng lệnh nhân vong khứ cùng đạt đắc táng sở tại.

Cái Tiền Đường cố đa đại nhân trường giả, Thúc Hạ chi tiên thế cao tằng tổ phụ, giai chung minh đỉnh thực, giang hồ cao tài từ khách Khương Quỳ Nghiêu Chương , Tôn Quý Phiền Hoa Ông chi đồ, vãng vãng xuất nhập quán cốc kì môn, thiên kim chi trang, liệt tứ chi sính, đàm tiếu đắc chi, bất dĩ vi dị. Đãi kì đồ cùng cảnh biến, tắc diệc dĩ vọng ư tha nhân, nhi bất tri chính Hạ Nghiêu Trương, Hoa Ông thượng tồn, kim thùy tri chi, nhi thùy hạ năng niệm chi giả!

Ta hồ! Sĩ cố phục hữu gia thế tài hoa như Thúc Hạ nhi cùng thậm ư thử giả hồ! Lục nguyệt sơ cát, khinh hành quá môn, vân tương cải du Ngô công tử Quý Trát Xuân Giáp Quân chi hương, nhi cầu kì nhân yên. Dư viết: Dụy dụy. Nhân thứ đệ kì từ dĩ vi biệt.

Dịch nghĩa

Ngọc Điền Trương Thúc Hạ cùng ta ban đầu gặp nhau ở Tây Hồ, Tiền Đường, phong độ (Thúc Hạ) thong dong tự tại, (trên người) phơ phất tấm áo A Tích (áo làm bằng tơ mịn), cưỡi ngựa Tiêm Ly, lúc ấy, thần thái y tiêu sái phóng dật (xán lạn như thần), tự cho mình chẳng thua kém gì so với các vương tôn công tử con nhà trâm anh thế phiệt thời bình.  Lúc sắp đến độ thanh niên (sức dài vai rộng), để mất tư trang đi đường. Do đó, lưu lạc khốn đốn. Từng mang tài nghệ đi du thuyết mưu sinh tận vùng phía Bắc tuy nhiên không gặp thời, (lại) thất ý. (Thế là bèn) Vồn vã về Nam song lại càng thất chí. Bèn trở về nhà tại Tiền Đường ở trong mười năm. Lâu sau, lại bỏ đi, về Đông ngao du trong vùng Sơn Âm, Tứ Minh, Thiên Đài, hầu như (đi đâu cũng) hiếm khi gặp được hạnh vận. Lại bỏ đi về hướng Tây.

Lúc này ta chu du thâu nhận đồ đệ, vừa may gặp được y, ta mới hỏi Thúc Hạ cớ sao y bôn ba tứ xứ như thế mà dường như (tâm thế) chẳng cảm thấy phiền mỏi? Thúc Hạ đáp: “Không phải như thế, tôi đến, bởi vốn dĩ muốn nương nhờ người hiền, nhưng kẻ hiền thì nghèo, nương nhờ người trí mà người trí thì chết rồi; dẫu ít khi gặp vận nhưng không có lấy nơi nào ổn định đặng tôi cư ngụ, do đó bất đắc dĩ, tôi phải rời đi, há muốn hành xử thế này đâu?” Nói xong, sắc diện ủ ê, ý tứ buồn bã. Một lúc sau, nốc rượu ừng ực, ý khí thông căng thư giãn, lấy mấy câu nhạc phủ tự làm thuở bình sinh mà tự ca tự hát, oán thán uất tức, lưu loát thanh nhã, nếu không phải là người tài tình cao ngạo, lòng dạ khoáng đạt, không thể theo kịp mà hễ đã nghe thì có thể khiến người quên đi cả khốn ách – hiển quý cả những chuyện được – mất.

Đại để Tiền Đường vốn dĩ có nhiều bậc đại nhân trưởng thượng, cao tằng tổ phụ đời trước của Thúc Hạ đều là những người “chung minh đỉnh thực” (giàu sang quý hiển),  những từ nhân (thi nhân) tài cao giang hồ như Khương Quỳ Nghiêu Chương, Tôn Quý Phiền Hoa Ông, vẫn thường ra vào quán cốc nhà y, y trang trị giá nghìn vàng, sính lễ la liệt ngựa xe, cười nói đắc chí, song không tự cho mình hay, đặc biệt. Đến đời ông thì cùng đường tuyệt lộ, cảnh cũ đổi thay phải lấy việc trông mong cầu cạnh nơi người dưng kẻ lạ, cũng không rõ nếu được gặp lại Nghiêu Trương, Hoa Ông còn sống thì lúc bấy giờ, ai có thể hiểu được y, ai có thể rảnh rỗi thương cảm tưởng nhớ y! 

Than ôi! Kẻ sĩ vốn có gia thế tài hoa như Lý Hạ mà nghèo hơn Lý Hạ ôi! Ngày đầu tháng sáu, y ăn mặc sơ sài đến thăm hỏi, nói sắp chu du đến quê hương của Quý Trát, Xuân Giáp Quân mà cầu cạnh những người tri ngộ (khác) ở nơi đó. Tôi nói: Vâng vâng. Bèn sắp xếp lại thứ tự lời ông (tỏ bày) thành bài tự văn gửi tặng Thúc Hạ ngõ hầu tạ từ.

(Nguyễn Thanh Lộc dịch)

Nguồn: https://www.kekeshici.com/guji/mingpian/39661.html

Chú thích

(1) 纖離 (Tiêm ly): Tên một giống ngựa hay nổi tiếng ở các nước phương Bắc. Lấy từ thiên Tính Ác trong Tuân Tử.

(2) 貴遊少年 (Quý du thiếu niên): Chỉ những bậc vương tôn công tử giàu sang vinh hiển còn trẻ tuổi nhưng không thuộc dòng dõi quan lại.

(3) 山陰 (Sơn Âm):Phía Bắc núi Hội Khể 會稽山.

(4) 四明 (Tứ Minh):Nay là thành phố Ninh Ba tỉnh Chiết Giang.

(5) 天台 (Thiên Thai): Nay là huyện Thiên Thai tỉnh Chiết Giang.

(6) 鐘鳴鼎食 (Chung minh đỉnh thực): Ngày xưa nhà phú quý tới bữa ăn thì phải đánh chuông để gọi người về ăn và khi ăn thì phải bày vạc lớn ra mà ăn. Hình dung đời sống xa hoa. Vương Bột 王勃: “Lư diêm phác địa, chung minh đỉnh thực chi gia” 閭閻撲地, 鐘鳴鼎食之家 (Đằng Vương Các tự 滕王閣序 – Cửa nhà giăng đầy mặt đất, đó là những nhà giàu sang rung chuông bày vạc khi ăn).

ĐỌC THƠ ĐOÀN NGUYỄN TUẤN DƯỚI GÓC ĐỘ PHÊ BÌNH SINH THÁI HỌC

Nguyễn Thanh Lộc

Đoàn Nguyễn Tuấn với giới văn chương không phải là một cái tên xa lạ nhưng cũng không phải là một cái tên được nhắc đến nhiều trong làng văn nghệ. Thứ nhất vì tài liệu nghiên cứu về ông còn quá ít ỏi, chỉ biết ông có mối quan hệ họ hàng với đại thi hào Nguyễn Du (anh vợ). Thứ hai, tập thơ ông để lại so với những thi nhân tài danh đương thời khó bì kịp vì trong khi các nhà thơ trung đại như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… đã có ý thức trong việc thoát khỏi những lề lối, niêm yết trong sáng tác văn chương hầu bộc lộ cái tôi cá nhân thì ở Đoàn Nguyễn Tuấn, những câu thơ mà ông trước tác lại nồng nã tính cổ điển, hơn nữa lại vô cùng trau chuốt, nói như Giả Đảo đời nhà Đường: “Xuân quang biệt ngã khổ ngâm thân” (春光別我苦吟身 – Mùa xuân đang dần rời bỏ ta – tấm thân đang ngày đêm khổ sở vì ngâm thơ). Với giới văn chương hiện đại mà nói, cách làm thơ như thế khá lạ lẫm và diệu viễn, nặng về ước lệ, lắng về tập cổ, thật khó mà chạm vào được cảm xúc của những kẻ đã đi qua lịch sử. Tuy nhiên, nếu không đặt thơ văn Hải Ông trong tình thế lịch sử để truy tầm những đặc sắc nghệ thuật mang ý niệm thâm trầm, sẽ rất nan giải trong việc nhận chân tài năng cũng như phong cách của y. Trong cuốn Tây Sơn Thuật Lược (Khuyết danh) có không ít câu dè bỉu một cách hóm hỉnh Đoàn Nguyễn Tuấn như sau: “Hay lại quên tình đối với vườn cũ, khom lưng uốn gối ở triều đình giặc, không ký thác cảm hứng với cỏ hoa mà lại dưỡng thân ở vườn văn, không nhàn ngâm với gió trăng mà lại đi theo phục vụ cho đoàn đi sứ. Nghĩ rằng tấm thân của Tuấn ta chưa từng một ngày nào ngồi yên ở tổ, há chẳng phải là phụ hẹn ước trước kia sao? Ông Thụy Nham [Phan Huy Ích] tặng thơ [cho Tuấn] có câu: “Hoa ổ phi cư phụ cố sào” (花塢非居負故巢 – Vườn hoa không ở đành phụ với tổ xưa) [là thế]”. Điều đó cho thấy, khi nương theo những thăng trầm về mặt lịch sử, đâu đó trong giới văn nghệ, giới thi đàn vẫn còn hiện hữu những luồng ý kiến tương phản, đòi hỏi một cuộc “giải oan” xác đáng cho những công lao của các bậc tiền nhân đi trước. Và do đó, tôi xin mượn thơ cụ Tuấn hầu bày tỏ nỗi lòng của một người con, một người hậu bối trước một bậc thức giả, một bậc tiền bối dưới góc nhìn phê bình mới của văn học hiện đại – Phê bình sinh thái (ecocriticism).

Tại sao chọn phê bình sinh thái làm góc nhìn? Tại sao lại lấy thơ Đoàn Nguyễn Tuấn làm đối tượng giảng bình? Nhà phê bình sinh thái Mĩ – Cheryll Glotfelty có viết: “Phê bình sinh thái là phê bình bàn về mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên”.(1) Tức đặt vấn đề môi trường làm xâu chuỗi nối kết các vấn đề khác tồn hữu trên thế giới. Tình trạng thiên nhiên ngoại giới và môi trường sinh tồn ngày càng trở nên kiệt quệ, đặt thế giới vào tình thế cấp bách buộc con người phải có một ý thức hệ nhất định, thậm chí phải đạt đến tầm cao nhận thức trong việc bảo vệ những giá trị vốn có thuộc về quy luật của tự nhiên. Năm 1996 nhà phê bình sinh thái Mĩ là Cheryll Glotfelty trong sách Văn bản phê bình sinh thái do bà chủ biên nêu định nghĩa phê bình sinh thái là: “Phê bình sinh thái nghiên cứu mối quan hệ con người và môi trường vật chất xung quanh. Cũng giống như phê bình nữ quyền từ góc độ giới tính mà phê bình ngôn ngữ và văn học. Phê bình mác xít đem phương thức sản xuất và tự giác giai cấp làm nguyên tắc đọc hiểu văn bản, thì phê bình sinh thái lấy tư tưởng quả đất làm trung tâm để phê bình văn học.” (2) Và do đó, phê bình sinh thái trong văn học ra đời đi theo “chủ nghĩa sinh thái trung tâm” coi tự nhiên, sinh quyển đương hiện hữu làm đối tượng trung tâm, đối lập hoàn toàn với “chủ nghĩa nhân loại trung tâm” cho con người làm điểm nhìn tập trung của mọi liên kết xã hội và tự nhiên, tức phản bác hoàn toàn với quan niệm nghiên cứu truyền thống, đại diện với câu nói của nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Văn chương và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Không cần phải đợi khi lập thuyết mới có chủ trương phê bình này, ngay từ thuở văn chương vừa mới khởi sự, các nhà triết gia Đông Á đã nhận thấy mối liên hệ cốt tủy giữa mình và môi trường vô nhân xung quanh mình (nonhuman surroundings). Môi trường đó tồn tại trong thơ, hiển hiện, dung dưỡng trong thế giới văn chương như một bộ phận thiết yếu vạch ra những cảm quan sinh động của con người về thế cuộc, nói như Lão Tử: “Cốc thần bất tử, thị vị huyền tẫn, huyền tẫn chi môn, thị vị thiên địa căn. Miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần”. (谷神不死,是謂玄牝,玄牝之門,是謂天地根。綿綿若有,用之不勤 – Thần hang bất tử, gọi là Huyền Tẫn (Mẹ nhiệm màu); cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất. Dằng dặc mà như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không kiệt (hay không mệt)) (3) Tư tưởng trên của Lão Tử không bàn về sự tồn tại của con người (môi trường vô nhân) mà bàn về căn nguyên và gốc tích của vạn vật. Nếu có thì hình tượng con người ấy cũng đã trải qua một quá trình lý tưởng hóa, vĩ đại hóa, đã nhập thân vào vạn cảnh (mẹ huyền nhiệm) hầu khẳng định một cách chắc nịch sức bền của tự nhiên, vinh diệu những thứ thuộc về bản thể và tự đó đi vào văn chương một cách tự nhiên từ độ hoan thiên hỉ địa. Các nhà phê bình sinh thái chuyên nghiệp thường nhận định rằng: Đâu đó vẫn có một tiếng gọi tự nhiên nội tại (inner nature echo) trong lòng người. Điều đó cho thấy từ xưa, văn học đã quan niệm trong con người vẫn hằng hữu những bản năng khởi sự từ tự nhiên, đó là cảm thức cô tịch ánh lên sau một quá trình đằng đẵng cố gắng “thoát khỏi, chinh phục tự nhiên” (như dân gian quan niệm). Trong một khoảnh khắc thức thời, thứ bản năng ấy một lần nữa trổi dậy sau những bôn ba lắng lòng, bất ngờ hiện rõ trên trang giấy, trong tâm tư, ngoài con chữ. Điều này được biểu hiện vô cùng rõ ràng, biệt bạch trong thi văn của các nhà văn trung đại thuở trước trong hoàn cảnh khi các yếu tố “vô nhân”, tức cái tôi chưa động chạm gì đến phong cách sáng tác nghệ thuật. Không chỉ riêng Đoàn Nguyễn Tuấn mà những nhà thơ danh lừng như Nguyễn Trãi: “Một tiếng chày đâu đâm cối nguyệt/ Khoan khoan những lệ thỏ tan vừng” (Thơ tiếc cảnh bài 1) đặt thân đứng dưới góc nhìn nồng tính huyền thoại, thực tại trong thơ được huyễn hoặc hóa thành chốn thiên cảnh (trên mặt trăng có thỏ giã thuốc tiên) nhấn mạnh đến cái nguyên thủy, cái gốc của đạo (tức tự nhiên) hay như Nguyễn Bỉnh Khiêm với câu: “Thanh phong minh nguyệt vi ngô hữu/ Bích thủy thanh sơn độc tự ngu – Gió mát trăng sáng là bạn của ta/ Nước biếc non xanh vui riêng mình” (Tân quán ngụ hứng 24)” xoáy sâu vào cái lý huyền đồng, nhập thân vào vạn cảnh trước mắt. Tóm lại, trong lập luận phê bình sinh thái học, người ta chú ý ở ba đặc điểm: Thứ nhất, văn chương trong quá trình nghiên cứu bị đảo điểm nhìn từ “nhân” (con người) sang “cảnh” (ngoại cảnh). Thứ hai, nhấn mạnh đến sự trải nghiệm của chủ thể sáng tạo trong môi trường vô nhân, tri hóa thành tình cảm, thể hiện trong văn chương nồng nã tính vô ngã, hơn nữa tập trung đề cao tinh thần lý thuyết của Sinh thái học chiều sâu (Deep Ecology) qua việc nghiên cứu những “công trình xây dựng tự nhiên” hiển hiện trong những trang viết có ý thức của nhà văn. Thứ ba, phát triển thành nguồn ý thức đề cao lối sống tự nhiên, không riêng tây, trọng ngoại giới, ngăn chặn những tư tưởng manh tâm làm tổn hại bầu sinh quyển của cuộc sống cũng như của văn chương.

Đoàn Nguyễn Tuấn (段阮俊) tuy xuất thân trong một gia đình Nho giáo, có nề nếp, nặng gia phong nhưng tính tình của ông lại rất phóng đãng, hào hiệp, như ngọn Đông phong, chỉ tại vị cho triều đại Tây Sơn nhẵn hai mươi năm trời rồi biệt tăm về chốn Thiên Thai chẳng lưu lại dấu tích. Ngay ở cái tên Hải Ông (海翁 – ông già miền biển) cũng đã thể hiện trong đó cái ý vị ngang tàng, phóng tứ (海 còn có nghĩa là phóng túng, buông tuồng ví mình như “khách hải hồ” vậy) kia rồi. Nhiều lúc, ông hóm hỉnh nói rằng: “Bạch thủ trường đồ khổ vấn tân” (百首長圖苦問賓 – Bạc đầu rồi, chẳng quản xa vẫn tìm đường đến), điều đó cho thấy cụ Nguyễn Tuấn có một lòng nặng trĩu với thiên nhiên, với trời đất, phải chăng cái lối phóng dật, tiêu sái cùng vũ trụ kia là lẽ sống nghìn đời mà cụ đeo đẳng? Tuy mang danh là nho sĩ, sống dưới gót hài của Khổng gia, học giáo lý của Mạnh thị nhưng suốt những áng thơ ta đọc trong Hải Ông thi tập, hình tượng thiên nhiên mang phong vị Lão – Trang dường như bàng bạc khắp các con chữ, vần thơ của y. Phải là một kẻ đi nhiều, trải nghiệm nhiều, trăn trở nhiều, lo âu nhiều mới có thể ban phát chữ nghĩa, hí lộng ngôn từ vào sinh quyển nghệ thuật được phong phú như thế! Và do đó, khi đọc thơ Đoàn Nguyễn Tuấn dưới góc độ phê bình sinh thái học, tôi nhận thấy giữa cụ và thiên nhiên, như có một mối giao cảm nào đó mật thiết, mãnh liệt, chặt chẽ và quyến luyến, tựa hồ như đứa con lạc lõng nay vô tình tìm về đúng với “bản lai diện mục”, với hồn cha, với quê mẹ. Trong thơ ông, có ba điểm đặc trưng mà người đọc thơ dưới góc độ này cần phải thấy:

Thứ nhất, giữa Nguyễn Tuấn và ngoại cảnh có sự tiếp đối tầng bậc, không phải là ý niệm phân luồng giai cấp như triết học Marxit mà là tư tưởng đối thoại của nhiều chức phận. Đó là sự hòa nhập giữa: cái tôi và cái ta, cái riêng và cái chung. Là sự tương giao giữa: cái “vĩ đại” và cái “tiểu nhi”, cái tình và cái cảnh. Là sự tương hợp, nhập nhoạng giữa nhiều giềng mối tình cảm như tình thiên nhiên, tình quê hương – đất nước, tình phụ – mẫu tử, tình con người… Chỉ khi chủ thể sáng tạo phân tách linh hồn ra thành hai thực thể biện bạch, nửa hồn ngao du chốn bồng lai, nửa hồn còn lại ngấm ngáp cái hương âm của “thế sự du du” mới có thể đủ sức ứng đương và khua ngòi bút một cách uyển chuyển đến thế! Trong bài thơ Nhự Hồ ngộ đại phong vũ hành lộ trướng dật, ông có phóng bút mà viết rằng: “Kim cúc chính Trùng Dương/ Hải Ông hà xứ túy” (金菊正重陽/ 海翁何處醉 – Cúc vàng nở đang đúng tiết Trùng Dương/ Hỏi Hải Ông say ở chốn nào?) (4, Tr. 66). Mượn “kim cúc” để đối với “Hải Ông”, mượn cái chung để nói cái riêng, lại mượn ngoại cảnh để nói về những sự riêng tây, thật là cái lý cao thâm mà trước giờ các bậc uyển ước văn nhân đều hành xử! Lại nói “hà xứ túy” tức đang trong trạng thái “vô định hình” về mặt nơi chốn, với ý nghĩa cái tôi đã nhập thân vào cái ta kì vĩ, đến nỗi không định vị được thế đứng, đó là cơn say mặc sức ngất ngưỡng của y cùng với ta bà tuế nguyệt. Ngụ trong văn chương, núp sau con chữ, trốn sau ý tứ, lấy thiên nhiên làm khoảng không dung thân, không phải tự Đoàn Nguyễn Tuấn đã coi thiên cảnh là “Ngôi nhà của Tồn sinh” (House of being) của mình rồi đó hay sao? Không phải “tiếng gọi tự nhiên nội tại” đã dấy lên rồi đó sao? Trong bài Vọng Na sơn ca, Nguyễn Tuấn bùi ngùi than thở: “Huyền hạc xung yên khứ hề, di hương tại danh cương, /Ngã dục tùng chi hề, thạch nham nham, vân mạc mạc, thụ thương thương” (玄鶴衝煙去兮,遺香在名岡,/我欲從之兮,石巖巖, 雲漠漠, 樹蒼蒼 – Hạc đen tung mây bay đi chừ, tiếng còn vẳng lại trên đỉnh danh sơn, / Ta muốn đi theo chừ, chỉ thấy đá cheo leo, mây man mác, cây xanh rờn) (4, Tr. 71) cho thấy cảm thức giữa cái “vĩ đại” là “đá cheo leo, mây man mác, cây xanh rờn” và cái “tiểu nhi” là “ngã” được phân hệ một cách rành rọt, dưới cái nhìn bé mọn của một thi nhân, mọi thứ dường như vượt quá tầm với. Hải Ông ví mình chỉ là một điểm chấm nhỏ nhoi, bé mọn, vô tình lạc lõng chốn phù sinh như chén rượu cỏn con mà vô tình thu – thấu vào được cái lẽ “vật ngã đạt quan”, cứ mình mình thư thích với cái lẽ sống hồn nhiên, tựa lưng vào hệ sinh cảnh mà nghe “tiếng hạc văng vẳng trên mây” (Đài đầu vân biểu hạc thanh thu) (4, Tr. 241), vong hẳn sự đời, hết cam tẩm lại “cúi xem sớm, tối bóng dương nhô” (Phủ khan đại khối ác triêu huân) (4, Tr. 291)

Thiên nhiên, đất nước Đại Việt trong thơ ông không chỉ giàu sụ về mặt hình ảnh, đa âm về mặt hình thanh mà còn đa diện về mặt hình tượng. Khi tiếp cận văn bản dưới góc độ sinh học trung tâm luận (biocentric), các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến những trạng thái nội tại đặt trong mối liên kết với nơi chốn (place-attachment) ở phạm vi địa phương hay vùng miền. Thông qua những phân tích trên và khi đặt thơ Nguyễn Tuấn trong mối tương hợp ấy, có thể thấy, mỗi bài thơ mà ông trước tác chính là một bước đệm nắm tay người đọc bôn ba qua khắp các ngả đường mà tưởng như ta đã biết. Nó hướng tầm mắt người đọc ra xa, phân ánh nhìn ra thành nhiều chiều kích quán chiếu mà thiên nhiên là vật thể tập trung. Từ mảnh lũy còn vương ven sông Nhị Hà sang đôi bờ vùng Nguyệt Đức “lịch loạn trùng sơn”, từ địa phận vùng Lạng Sơn, nghiêng mình trước cảnh núi Kháo chênh chếch so le, cụ Đoạn lại trở xuôi về đến đền Thần Nữ ở Đồng Loan (nay vẫn chưa rõ ở đâu), theo thuyền qua vùng Vị Kiều (Nam Định), lại bước vội qua đất Vân Sàng (Ninh Bình) để thao thức mà nghe “trường đoạn huyền viên khiếu thụ âm” (長斷玄猿蕭樹音 – Não nuột, vượn đen kêu dưới bóng cây) (4, Tr. 53)… Hết “giang trình” lại chầm chậm “sơn hành”, hết “túc Giát quán” liền neo đậu “Cảnh Dương môn”,… không một nơi nào không có dấu chân cụ Tuấn, vả không nơi nao lại không in hình thiên cảnh hữu tình. Mỗi cảnh lại ẩn ức những nền tảng luân lý thâm sâu, những cảm xúc tâm lý nhiệm mầu mà qua lời thơ, có thể thấy, Đoàn Nguyễn Tuấn là một con người nặng gánh với giang sơn, bền lòng với đất tổ, man mác những buồn vui thâm trầm cùng thời thế: “Phong tục bất đồng, cương vực dị, / Thùy tương khai thác ngộ tiên triều” (風俗不同,疆域異,/ 誰將開拓牾先朝 – Phong tục bất đồng, đất đai cũng khác,/ Ai xui khai thác làm lỡ triều xưa) (4, Tr. 103). Trong Yên Đài thu vịnh (những bài thơ được viết khi đi sứ Trung Quốc), dù thân đương ngự lãm nơi đất khách, hồn vừa thưởng ngoạn chốn tha phương, Nguyễn Tuấn vẫn thẳng thắn ca ngợi vẻ đẹp non sông đất nước Đại Việt, đặt xứ người với xứ ta trong mối tương quan đối sánh chênh lệch bằng bút pháp “đòn bẩy”, từ đó làm bật lên những hình tượng thanh tú, diệu mỹ nơi quê hương xứ sở:

“Tàn hồng vô lực khống băng thiên,
Tiều tụy từ chi, giáp chẩm biên.
Tranh tự Việt Nam sinh ý hảo,
Bất tùy kim lệnh trụy phương nghiên.”

(Hồng tàn không sức chống trời băng,
Xạc xào quanh gối lá lìa cành.
Đâu bằng đất Việt tràn sức sống,
Hương sắc thu sang chẳng rụng tàn.) (4, Tr. 294)

Dưới góc độ phê bình sinh thái, có thể thấy trong thơ cụ Đoàn luôn hiện hữu những mối tương giao và thấu cảm giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, trong khi ngoại cảnh trở thành đối tượng sáng tạo thì tâm cảnh đã vô tình thực hiện chức năng lý tưởng hóa ngoại cảnh thành những hình tượng đặc trưng mang tính độc lập. Nếu có ai đó nhìn từ “Điệp Sơn bắc vọng” mà hiểu được áng mây không khác chốn u phù, một mình “quá cảnh Lãm sơn”, thôi tưởng đến cảnh “quỳnh diên di yến, hoa triền hạ” (Ở dưới rặng hoa, in dấu tiệc quỳnh) mà ngẫm vật không khác chi cái “lầu thẫn khí” (chỉ sự phồn hoa) chắc chỉ có mỗi cụ Tuấn. Đó là điều mà các nhà phê bình sinh thái học, đặc biệt là Karen Thornber thường gọi chung là những “mơ hồ sinh thái” (ecoambiguity), “mơ hồ” tức không có một quy chuẩn nào đúng đắn cho việc sử dụng thiên nhiên làm biểu tượng biểu đạt. Phải nhận định rằng cảm thức thiên nhiên khi nhập tâm vào hệ tư tưởng của thi nhân với mỗi người thường có những tách bạch về mặt quan điểm, trong tâm thức sẽ nảy sinh nên những quan niệm phi đồng nhất về hình tượng (differ about the images). Cũng là trăng nhưng với Nguyễn Trãi, trăng là bằng hữu: “Mây khách khứa, nguyệt anh tam”; với Nguyễn Du, trăng mang nét tinh tế của các bậc thiên sĩ: “Thường Nga trang kính vi khai hạp/ Tráng sĩ loan cung bất thướng huyền” (嫦娥妝鏡微開匣,壯士彎弓不上弦。- Tấm gương của chị Hằng Nga chưa hé nắp,/ Vành cung tráng sĩ chưa mắc dây) còn với Đoàn Nguyễn Tuấn, trăng mang dáng hình e ấp của người chinh phụ, mang thanh vị trống trải của kẻ chinh phu, nồng đặc tinh thần tình ái: “Thiên nữ quan đăng trâm ngọc mấn, /Chinh phu ỷ kỷ dục băng hồ” (天女觀燈簪玉鬢,/ 征夫依椅浴冰湖 – Thiên nữ xem đèn, cài mái tóc ngọc,/ Chinh phu tựa ghế, tắm trong bầu băng) (4, Tr. 129). Qua đó, người đọc có thể nhận thấy, cảm thức sinh thái trong thơ Đoạn Nguyễn Tuấn được chuyển lưu dưới nhiều góc độ, nhiều bình diện, được thể hiện qua nhiều hình thức, nội dung, từ đó thấy rõ một cách bao quát điểm nhìn của thi nhân khi quán chiếu về thế giới.

Thứ hai, có thể nhận thấy trong nhiều áng thơ mà Đoàn Nguyễn Tuấn trước tác nên, có rất nhiều bài vương vấn tinh thần của “ý thức hành tinh” (Planet conscious), “ý thức” này đòi hỏi người sáng tạo phải nhận chân được tính “hoàn hảo” của tự nhiên, tức tuân theo quy luật trong vũ trụ và mỹ cảnh của thế gian, không cần đến bàn tay con người chạm trổ, nhận thức được sự tồn hữu của tự nhiên là tuần hoàn bất biến, là trường tồn vĩnh cửu, như lời chứng ngộ của Chân Không thiền sư:

春來春去疑春盡,
花落花開只是春.

Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận,
Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân.

Hai câu này đã được cố giáo sư Nguyễn Đăng Thục dịch sang Việt ngữ như sau:

Xuân qua xuân lại ngờ xuân tận,
Hoa nở hoa tàn vẫn là xuân.

Trong thơ Việt Nam, cảm thức về hành tinh thường gắn chặt với ý niệm thiền hành, tức quán chiếu thân người trong sự tuần hoàn, thịnh suy của vạn vật, không phân biệt giữa người với ta, nhân và cảnh. Cho thấy mọi sự khi vừa chớm khởi sinh đều đã tự mình hàm thủ cái quy luật thành – trụ – hoại – không này và do đó, khi một nhà thơ nhận thức rõ bản chất của vũ trụ là bất biến thì cũng là lúc tâm khảm khởi sinh nên những ý niệm mà Duy Thức Học trong Phật giáo, phần Trung Quán luận của Long Thọ Bồ Tát gọi là “hằng chuyển”: Bất sanh diệc bất diệt/ Bất nhất diệc bất dị/ Bất đoạn diệc bất thường/ Bất khứ diệc bất lai. (Không sanh cũng không diệt/ Không đồng nhất cũng không khác nhau/ Không tách rời cũng không lâu dài/ Không đi cũng không tới) (5, Tr. 88), là điều mà trong tư duy Dịch lý có nhắc nhở: “Tử Viết: “Dư dục vô ngôn!”. Tử Cống viết: “Tử như bất ngôn, tắc tiểu tử hà thuật yên?”. Tử viết: “Thiên hà ngôn tai! Tứ thời hành yên, bách tính sinh yên, thiên hà ngôn tai?” (子曰:「予欲無言。 」子貢曰:「子如不言,則小子何述焉?」 子曰:「天何言哉?四時行焉,百物生焉,天何言哉?」- Khổng Tử nói: “Ta thật không muốn thuyết giảng!”, Tử Cống nghe vậy hỏi: “Thầy mà không giảng chúng con biết lấy gì mà học theo”, Khổng Tử đáp lại: “Trời có nói gì đâu! Bốn mùa vận hành, muôn vật sinh sôi. Trời có nói gì đâu!”). Phảng phất trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn có những câu như: “Thẩn thị thiên nhiên thể chất tĩnh,/ Hà tu hoạch chúc giả nhân văn” (矧是天然體質靜,何修畫屬者人文 – Huống chi bản chất thiên nhiên vốn ưa tĩnh,/ Cần chi mượn tay con người chạm trổ vẻ văn hoa) (4, Tr. 60 – 61) hay như trong bài Thu thảo có viết:

Thu lai, thảo sắc tận thành ban,
Điểm xuất sầu nhân mãn nhất ban!
Vị hứa phong trần chung quản thúc,
Dương xuân sinh hậu hảo khai nhan.

(Thu sang màu cỏ điểm màu sương,
Như tóc người buồn điểm sợi buồn.
Chẳng chịu bụi trần vương vấn mãi,
Xuân sang nắng ấm cỏ xanh rờn.)

đó là những biểu hiện minh bạch chứng tỏ “ý thức hành tinh” luôn tồn tại trong thân tâm và vốn sống của tác giả. Không chỉ thế, khi đứng dưới góc độ của lý thuyết sinh thái học chiều sâu (deep ecology), ở trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn thường bàng bạc tinh thần của quan điểm bảo tồn (preservationist), đặt tự nhiên trong sự “vô nhân” (non – human), không cần đến bàn tay nắn nót của con người và vì đứng dưới góc độ đó mà trong thơ của ông có ba mặt biểu hiện: Thứ nhất, trân trọng những gì vốn dĩ thuộc về “thiên địa chi thời lợi” (天地之時利) tức tôn trọng những gì thuộc về “sự an bài” của thiên nhiên, của con tạo: “Luân đàn đáo để chỉ an bài” (輪彈到底止安排 – Làm bánh xe, làm viên đạn chỉ theo sự an bài của tạo hóa) (4, Tr. 222). Thứ hai, vì trân trọng quy luật của thiên tạo mà ông cực lực bài xích, phản đối những cải tạo làm tổn hại tự nhiên, những hành vi làm trái với quy luật luân thường như trong Nam Hoa Kinh, Trang Tử có nói rằng: “Phù hĩnh tuy đoản, hạc hĩnh tuy trường, đoạn chi tắc bi, tục chi tắc ưu, cố tính trường phi sở đoạn, tính đoạn phi sở tục, vô sở khứ ưu dã”. (鳧脛雖短,鶴脛雖長,斷之則悲,續之則憂,故性長非所斷,性短非所 續,無所去憂也 – Chân vịt tuy ngắn, chân hạc tuy dài, cắt đi sẽ đau, nối vào sẽ khổ, cho nên cái gì vốn sinh ra đã dài thì không nên cắt ngắn, cái gì vốn sinh ra đã ngắn thì không nên nối thêm cho dài, (vì thế) không còn gì là đau khổ nữa), như việc “lạc mã thủ, xuyên ngưu tị” (絡馬首,穿牛鼻 – cột đầu ngựa, xỏ mũi trâu), đó là những hành vi nghịch luân buộc con người phải dừng lại. Thậm chí, phản đối thứ “nghệ thuật nhân tạo”, sùng thượng tự nhiên và đề cao cái đẹp “giản”, “phác”, “đạm”, “chuyết”. Chung Vinh 鍾嶸 (Thi Phẩm) – nhà phê bình thời Nam triều đã nêu ra nguyên tắc thẩm mỹ “tự nhiên anh chỉ” (自然英旨), phản đối sự gọt đẽo, nhúng tay của con người và do đó, ông cực lực đề cao cái đẹp tự nhiên trong thơ Lý Bạch: “Thanh thủy xuất phù dung, Thiên nhiên khứ điêu sức” 清水出芙蓉, 天然去雕飾 (theo lời giáo sư Lí Tề Dã), nghĩa là: Hoa sen mọc lên từ nước trong, Thiên nhiên không cần phải bài trí, gia công. Đoàn Nguyễn Tuấn cũng thế! Ông đã tiếp thu tinh thần văn phong xưa và nền tảng triết lý cổ điển để từ đó nhấn mạnh đến những vấn đề thuộc về tự nhiên, hình thành nên đôi câu: “Chủ nhân bất giải phù sơ ý,/ Mạn khuất danh hoa xử tiểu bồn” (主人不解榑疏意,/ 偭屈名花處小盆 – Chủ chẳng hiểu lòng lan muốn sum sê,/ Nỡ ép hoa quí sống trong chậu nhỏ) (4, Tr. 121) mang đậm tính triết luận. Thứ ba, vì không thích hành xử những điều trái với tự nhiên thế nên giữa Nguyễn Tuấn và ngoại cảnh luôn có sự giao hòa, thuận ý, tồn tại trong nhiều mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ khách khứa – chủ cả, thậm chí có lúc, ông bỡn cợt cả với thiên nhiên bằng lối văn dí dỏm: “Thiềm tinh lộng nguyệt phô dao ảnh,/ Lân giác xâm vân xuất tú phong” (蟾星弄月鋪瑤影,/ 驎角侵雲出秀峰 – Tinh thiềm giỡn trăng phô bóng ngọc dao,/ Sừng lân chạm mây, nhô lên núi đẹp). (4, Tr. 77). Qua luận điểm trên, có thể thấy trong Đoàn Nguyễn Tuấn luôn thường trực ý thức sinh thái vũ trụ, đặt con người trong mối quan hệ cộng sinh, cùng đáp ứng, cùng thích nghi. Đó không chỉ là nơi trú ngụ của con chữ mà còn là nơi trú ngụ tâm linh của thi nhân, là chốn đệm êm, là vùng thanh thản ru hồn tác giả vào những giấc mộng lành thư thái, dịu dàng.

Thứ ba, thơ văn của Đoàn Nguyễn Tuấn được viết từ tiêu điểm “vùng sinh thái” (bioregionalist), có sự chuyển giao giữa “sinh thái học tự nhiên” sang “sinh thái học tinh thần” mà nói như GS Trần Đình Sử là “…lấy tư tưởng sinh thái làm trung tâm, qua đó giải quyết các vấn đề sinh thái xã hội, xác lập lí tưởng sống cao đẹp, khắc phục các ô nhiễm tinh thần, làm cho tinh thần trong sạch, cân bằng, góp phần làm ổn định xã hội…” Không chỉ đơn giản là ý thức bảo tồn những giá trị vốn có của môi trường mà còn là ý thức giữ gìn những tinh hoa giá trị về mặt tinh thần, đạo đức của con người. Và dĩ nhiên, trong khi phân tích về “sinh thái học tinh thần” luôn luôn tồn tại mối mâu thuẫn giữa “ý muốn chủ quan” và “quá trình khách quan”. Khi đọc thơ Đoàn Nguyễn Tuấn, có thể thấy giữa ông và những kẻ vô danh trong quy luật sinh thái luôn tồn tại những phản đề, những sự đối nghịch và trái chiều giữa “thực” và “mộng”, giữa “chủ thể” và “khách thể”, bản thân cụ Hải Ông luôn đặt ra những câu hỏi mang tính cật vấn về các vấn đề “niềm tin, tín ngưỡng, lí tưởng, tưởng tượng, phản tư, cảm ngộ, đòi hỏi, ước mơ” (Lỗ Khu Nguyên) hầu bộc bạch những quan niệm của mình về tinh thần nhân sinh quan và thế giới quan. Điểm nhìn trong thơ luôn trong trạng thái luân phiên chuyển giao từ ngoại cảnh đến nội cảnh, từ bao quát đến cụ thể, như câu: “Khuất thân thân dữ đạo,/ Thùy thị thánh nhân ưu?” (屈身伸與道,誰是聖人憂 – Co duỗi thân với ĐẠO,/ Ai là người lo cho thánh nhân?) (4, Tr. 236). ĐẠO là cái bao quát nhưng THÁNH NHÂN lại là cái cụ thể. Ở đây ý niệm sinh thái tự nhiên chuyển hẳn sang ý niệm sinh thái tinh thần để từ đó luận bàn về những vấn đề mang tính xã hội trong môi trường “hữu nhân” (Humanity). Nó đi theo phép toán:

Sinh thái tinh thần = Sinh thái tự nhiên + Ý hướng của tâm hồn. (“Ý hướng của tâm hồn, tinh thần là cái vạch phương hướng cho sự sống bản năng” – Trần Đình Sử).

Hiểu được quy luật của vạn cảnh không hẳn chỉ để thỏa mãn cái lòng với ngoại vật mà còn để đúc kết một giá trị sống, một tinh thần sống tích cực, dám tập trung nhìn thẳng vào thời thế mà tạo cho mình một hướng đi đúng đắn: “Thượng chí giác tiên cơ,/ Hạ ngu bất tri chỉ./ Lâm lưu nhất tẩy túc,/ Vấn quân tinh dã vị?” (上志覺僊機,/ 下愚不知止。/ 臨流一洗足,/ 問君惺也為?- Người khôn nhất thì thấu lẽ “tiên cơ” (biết trước sự vận động của vạn vật),/ Kẻ ngu ngục không biết tự dừng bước./ Đến sông một lần rửa chân,/ Hỏi ông đã tỉnh táo hay chưa?) (4, Tr. 234) Thực tế trong môi trường nhân văn, không có gì là bền vững, dù có ở trên cao như những bậc vương giả hay ở dưới đáy như những kẻ cố cùng, vẫn không thoát khỏi quy luật hoại diệt, chỉ thấy có tự nhiên là bất diệt: “Thánh hiền an hữu thiên niên quốc,/ Nhân bạo đồng qui bán cục kỳ” (聖賢安有千年國,仁暴同歸半局棋 – Dù là bậc thánh hiền, làm gì có vận nước ngàn năm,/ Nhân từ hay bạo ngược, rốt cuộc chỉ như nửa ván cờ) (4, Tr. 255) và do đó khi đã trên đà suy vong, cần “tri túc”, “tri chỉ”, sống “thuận thiên”, đặt mình trong mối quan hệ sinh thái tinh thần và sinh thái tự nhiên, đan quyện hai mấu chốt tương giao ấy, quả thật chỉ có những bậc đại ngộ như cụ Tuấn mới có thể làm được: “Khinh cừu tệ tận chế tân hà” (輕裘敝畫制新荷 – Áo cừu nhẹ rách hết, sẽ may áo lá sen mới) (4, Tr. 254). Qua đó, ta có thể thấy được rằng dưới góc độ phê bình sinh thái học và khi nghiên nghiên cứu thơ văn của Đoàn Nguyễn Tuấn, người đọc được mở mang dưới nhiều ánh nhìn, nhiều chiều kích, từ đó thấy được tầm tư tưởng cao viễn, tầm tư duy uyên thâm và tầm biện luận sắc sảo. Mỗi bài thơ là một lời nhắn nhủ, cho con người, cho tự nhiên và cho những gì hiện hữu trên cõi thế phù này.

Martin Heidegger có nói, đại để như sau: Thơ là một trong những thể loại trực diện trước vấn đề tự nhiên, hay nói thơ ca là nơi trú ngụ quan trọng nhất của tự nhiên. Từ câu này, sau những quan chiếu khi đọc thơ Đoàn Nguyễn Tuấn, ta có thể thấy trong ông bàng bạc âm hưởng của cảm thức xanh. Cái cảm thức ấy chi phối ánh nhìn sáng tạo của tác giả, đưa người đọc qua những cung đường diệu vợi của thiên nhiên bốn bề. Thơ ông tuy không thuộc hẳn về khuynh hướng văn học điền viên (Pastoral Literature) thế nhưng trong thơ Hải Ông luôn có những nét bảng lảng của tư tưởng “quy khứ lai từ”, do đó, khi đọc thơ cụ Tuấn dưới góc độ phê bình sinh thái học tự nhiên và sinh thái học tinh thần, người đọc không những chỉ ra được những vấn đề mang tính bao quát mà còn cụ thể chỉ ra được những khía cạnh mang tinh thần thời đại. Vận trời tuy biến chuyển, huyền cơ tuy đảo điên song tinh anh sông núi vẫn còn đó dưới vòm trời vĩnh cữu, hằng hữu cùng không gian địa lý, cùng thời gian mông mênh. Dẫu có qua trăm ngàn ức kiếp, Đoàn Nguyễn Tuấn đâu đó vẫn sống mãi trong “ngôi nhà của tồn sinh”, trong “ngôi nhà của lý tưởng thơ ca vĩ đại”. Tôi tin chắc là vậy!

CHÚ THÍCH

(1) Cheryll Glotfelty & Harold Fromm, The ecocriticism Reader: Landmarks in literary ecology. The university of Georgia Press, 1996, P18. (Đỗ Văn Hiểu đã dẫn)

(2) Dẫn theo Vương Nhạc Xuyên, Văn học sinh thái và phê bình văn học sinh thái, Học báo Đại học Bắc Kinh, số 2, năm 2009. (Trần Đình Sử đã dẫn)

(3) Nguyễn Hiến Lê (2016), Lão Tử – Đạo Đức Kinh, NXB Tổng hợp TP. HCM, TP. HCM, Tr. 173.

(4) Viện nghiên cứu Hán Nôm (1982), Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn – Hải Ông thi tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

(5) Thích Quảng Liên (1972), Duy thức học, Trung tâm nghiên cứu Văn hóa và Triết học Đông phương Quảng Đức, Sài Gòn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đỗ Văn Hiểu, Tính khả dụng của phê bình sinh thái, đăng vào ngày 15/09/2016 trên trang dovanhieu.wordpress.com, truy cập ngày 27/6/2019. https://dovanhieu.wordpress.com/2016/09/15/tinh-kha-dung-cua-phe-binh-sinh-thai/
  2. Trần Đình Sử, Phê bình sinh thái tinh thần trong văn học hiện nay, đăng ngày 9/2/2015 trên trang trandinhsu.wordpress.com, truy cập ngày 27/6/2019. https://trandinhsu.wordpress.com/2015/02/09/phe-binh-sinh-thai-tinh-than-trong-nghien-cuu-van-hoc-hien-nay/
  3. Karen Thornbern, Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học, đăng ngày 14/2/2017, truy cập ngày 27/6/2019. http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-va-phe-binh-van-hoc/6289-nh%E1%BB%AFng-t%C6%B0%C6%A1ng-lai-c%E1%BB%A7a-ph%C3%AA-b%C3%ACnh-sinh-th%C3%A1i-v%C3%A0-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc.html
  4. Nguyễn Thị Thanh Xuân, Cảm thức xanh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và một vài suy nghĩ về phê bình sinh thái, đăng ngày 28/3/2018, truy cập ngày 27/6/2019. http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-va-phe-binh-van-hoc/6946-c%E1%BA%A3m-th%E1%BB%A9c-xanh-trong-truy%E1%BB%87n-ki%E1%BB%81u-c%E1%BB%A7a-nguy%E1%BB%85n-du-v%C3%A0-m%E1%BB%99t-v%C3%A0i-suy-ngh%C4%A9-v%E1%BB%81-ph%C3%AA-b%C3%ACnh-sinh-th%C3%A1i.html
  5. Đỗ Văn Hiểu, Phê bình sinh thái – Cội nguồn và sự phát triển P1, đăng ngày 11/3/2013 trên trang Phê bình văn học, truy cập ngày 26/6/2019. https://phebinhvanhoc.com.vn/phe-binh-sinh-thai-coi-nguon-va-su-phat-trien-phan-1-2/.
  6. Thu Giang Nguyễn Duy Cần (2016), Lão Tử – Đạo đức kinh, NXB Trẻ, TP. HCM.
  7. Thạc Đức (1953), Duy thức học thông luận, NXB Phật học đường Nam Việt, Sài Gòn.

MỘNG TRUNG TẠP KÍ: RANH GIỚI (N.T.L trải nghiệm)

Tối hôm qua, tôi đã có một giấc mơ rất kì lạ. Cuộc đời tôi trải qua không biết bao nhiêu điều quái đản từ trong mơ đến thực tế, thậm chí đến bây giờ, có những giấc mơ dẫu xảy ra đã hơn chục năm trước, tôi vẫn còn nhớ như in. Và cứ mỗi lần bị ấn tượng mạnh, tôi lại ghi vào trong máy để lưu lại những ký ức mà linh hồn mình rong chơi trong giây phút chiêm bao mờ ảo. Giấc mơ này là một sự đặc biệt mà chưa bao giờ tôi trải qua.

Lờ mờ trong một ngày lạ, tôi đang đứng cùng gia đình, tham dự một buổi đám tang quái kỳ, trong đó, có quy định người dự đám tang, phải trùm lên đầu mình một chiếc khăn mỏng màu hồng, nắm tay nhau bước đi theo sự dìu dắt của chủ tế. Còn quan tài chứa thi thể người chết thì đặt ngay ở giữa căn phòng lớn, xung quanh là vòng hoa và chẳng có gì ngoài đoàn người đang vây lại. Đứng cạnh quan tài là hai người chủ tế khác vận đồ sọc vằn, xoa tay, ướp bên trên tấm áo quan những hương vật liệu trông rất kì dị. Tôi hỏi mẹ tôi đang đứng bên cạnh, mẹ tôi trong giấc mơ này cũng rất lạ, đáp: “Đó là hương liệu giúp người chết có thể đứng dậy và bước đi một lần nữa để nhìn ngắm lại căn nhà mà mình từng sinh sống. Quy định của người dự tang lễ là phải trùm một tấm vải hồng mỏng và bước đi, chỉ có thể nhìn thấy chân nhau và bằng cách nào đó phải cách xa thi thể, càng xa càng tốt, nếu như đụng phải tử thi thì sẽ cùng với nó bước xuống địa ngục chịu phán quyết. Đó là quy ước khi dự đám tang hồng”. Tôi rùng mình, lần đầu tiên tôi nghe thấy thứ tập tục quái gở như vậy.

Quy định của người dự tang lễ là phải trùm một tấm vải hồng mỏng và bước đi, chỉ có thể nhìn thấy chân nhau và bằng cách nào đó phải cách xa thi thể, càng xa càng tốt, nếu như đụng phải tử thi thì sẽ cùng với nó bước xuống địa ngục chịu phán quyết

Đương lúc trong đầu còn miên man tưởng tượng và suy tư thì bọn chủ tế đã bắt đầu đọc kinh, í ới gọi người tham dự bước đi thành hai hàng dọc, cách chừng hai mét là xác một người đàn ông, mặt mũi xanh xao, áo quần xộc xệch, đôi tay buông thỏng đương từ từ ngồi dậy khỏi cỗ áo quan, bước đi theo cùng đoàn người chúng tôi. Nhưng giữa đám đông mơ hồ ấy, tôi không biết đâu là người, đâu không phải là người, trùm lên đầu tấm khăn hồng làm cho tôi mất phương hương và thế là, tựa như trong không gian ấy chỉ còn lại một mình mình và tử thi, tôi đã chạm phải xác chết lúc nào không hay. Mở chiếc khăn đương trùm trên đầu, tôi điếng người khi thấy dung nhan của hắn, chẳng khác gì những lũ mèo lũ chuột bị xe ủi cán qua mấy lần làm lộ ra những mảng máu mảng thịt tả tơi, từng giọt từng giọt cứ ròng ròng từ khoé mắt đến cửa miệng để lộ ra những chiếc răng vòm hô, chiếc thụt vào trong, chiếc đẩy ra ngoài. Hắn nhoẻn với tôi một nụ cười. Không gian thay đổi hẳn. Không còn là căn phòng trang nghiêm của buổi lễ ấy nữa mà nó đã hoá thành một căn nhà hoang hay một nhà kho nào đó bùi nhùi, dơ dáy, hôi hám, bẩn thỉu. Tôi cố gắng bỏ chạy nhưng có vẻ như đây là một không gian tuần hoàn, càng chạy tôi càng nhận ra, hình như… tôi đang trở về điểm đầu tiên. Bên cạnh tôi là HẮN, trước mắt tôi là ba cái thang máy ám màu đen lẫn bạc. HẮN xóc tôi, kéo tay thật mạnh vào thang máy đầu tiên, mở cửa và quẳng tôi thật mạnh vào trong đó. Rồi HẮN nói bằng cái giọng ồm ồm: “Nếu nhà ngươi vượt qua được nỗi sợ của ba chiếc thang máy này, ta sẽ cho nhà ngươi về. Bằng không hãy chết rũ trong đó đợi ngày tan xương đi“.

Mở chiếc khăn đương trùm trên đầu, tôi điếng người khi thấy dung nhan của hắn, chẳng khác gì những lũ mèo lũ chuột bị xe ủi cán qua mấy lần làm lộ ra những mảng máu mảng thịt tả tơi ròng ròng từng giọt huyết.

Tôi vào trong, thang máy chuyển động mạnh, tiếng kít kít của hai sợi dây thừng nghe chói tai đến nỗi tôi tưởng như mình đang bị nhốt trong một chiếc thùng lớn, bị ném và rồi rơi từ vực cao xuống dưới đất.

…thang máy chuyển động mạnh, tiếng kít kít của hai sợi dây thừng nghe chói tai đến nỗi tôi tưởng như mình đang rơi từ vực cao xuống dưới đất.

Lần này, tôi trở lại căn phòng tang lễ khi nãy, mọi thứ vẫn bình thường cho đến khi HẮN đến cùng với gia đình tôi trong thân xác của những người đã nằm sâu dưới mộ lâu ngày. Hình dạng trông như những thây ma rất đáng sợ, cả bọn người ấy đuổi theo, ghì sát mặt họ vào tôi. Trong giây phút hoảng sợ, tôi bỏ chạy một mạch trong nơm nớp. Thình lình, trước mặt tôi, là hình dung một người phụ nữ cao ráo, khoác trên mình y phục nồng nã tính xưa cũ vả lại ả còn có gương mặt của một diễn viên hát bội mà theo tôi được biết, đó là người chuyên ảo thuật biến hoá thay mặt. Bà ta đứng trước mặt tôi, lũ người chạy theo sau mất hút, để lại không gian tối mực phía sau, chỉ còn tôi và bà ta đứng đối diện nhau. Tần ngần hồi lâu, bà ta đưa tay lên, lấy vạt áo che hết mặt. Từ cái mặt nạ hát bội lúc nãy, bà ta chuyển sang mặt tôi nhưng trông kìa, mặt tôi xanh xao, máu me, gớm ghiếc, hai hàng huyết lệ cứ theo đó mà tuôn ra. Rồi động tác bà ta nhanh hơn, sau mỗi lần che mặt là một gương mặt khác hiện ra, hiện ra trong những hình hài tác tệ, từ các loại si, mị, võng, lượng, đủ thứ kì dị khó lý giải trên đời này đến… ba tôi với gương mặt khắc khổ rám nắng, mẹ tôi với hình ảnh già nua, nhăn nheo, bà tôi với dung nhan khô khốc, em tôi với vẻ mặt sợ hãi. Trong tôi, sự nhói lòng đan xen với lòng căm phẫn trỗi dậy và thế rồi, từ đau thương, tôi dần dần nhận ra, mọi thứ trong thế giới này đều do một tay HẮN chiếm lĩnh, bất chợt, có một động lực rất mạnh thúc tay tôi lên, ghì chặt đôi bàn tay còn đương định thay hình đổi dạng chưa có ý định dừng lại. Tôi kéo tay bà ta xuống, lúc này HẮN hiện ra, trong bộ dạng của một người phụ nữ, nói rằng: “Mày đã đau khổ chưa?” Tôi đáp lại: “Mày có thể làm cho tao sợ hãi vì yêu ma quỷ quái nhưng mày không thể doạ tao cả đời vì những chuyện đó được đâu“.

Tần ngần hồi lâu, bà ta đưa tay lên, lấy vạt áo che hết mặt. Từ cái mặt nạ hát bội lúc nãy, bà ta chuyển sang mặt tôi nhưng trông kìa, mặt tôi xanh xao, máu me, gớm ghiếc, hai hàng huyết lệ cứ theo đó mà tuôn ra

Trở về hình dáng cũ, hắn nhoẻn miệng cười một nụ cười thoả mãn, cuối cùng, hắn kéo tay tôi, không gian lúc nãy lặn mất, im dần vào bóng đêm, chỉ còn lại không gian ba chiếc thang máy cũ nọ. Kéo tới chiếc thang máy thứ hai, lần này, HẮN không xô tôi vào mà đứng đó đợi, đợi tôi bước vào… Tôi cảnh giác, đứng nhìn tỏ vẻ thăm dò rồi từ từ bước vào. Lần này thang máy đi nhanh hơn trước, đầu tôi đinh ninh rằng chỉ cần một giây thôi, tôi có thể xuống thẳng đến tầng thấp nhất. Đến nơi, khi thang máy dần hé mở, tôi nhận ra, đó vẫn là căn nhà kho cũ kĩ, nhưng không thấy HẮN, mọi thứ tinh tươm như chưa có chuyện gì xảy ra. Tôi bước ra ngoài, quay người về bên trái, tôi nhìn về phía trước, là một hành lang dẫn đến phòng ăn. Tôi bước đi… Quanh hàng lang có hai căn phòng nằm đối diện nhau. Tôi vẫn chẳng thiết tha để ý, dần dần trước mắt tôi hiện ra một mâm tiệc thịnh soạn. Đương lúc ngơ ngẩn chưa biết làm gì thì thình lình, đằng sau lưng tôi, ba mẹ, em út đã đứng tự khi nào. Họ đưa tôi ngồi vào bàn ăn. Cả bốn người, ai nấy mặt mũi đều tối sầm như vừa mới xảy ra một trận cãi vã. Như một quán tính, tôi bắt đầu nhìn xuống lại bàn ăn, bỗng nhiên, cơn giật mình khiến tôi rơi tuột xuống đất, trên mâm cơm khi ấy chỉ còn lại là những nắm bùn lúc nhúc bọ, những mảng máu lúc nhúc dòi, những tờ giấy khi những lời “từ giã”, mọi thứ như một đống hỗn độn. Ba mẹ em út tôi bắt đầu cãi cọ, họ đập đổ mọi thứ tan hoang trước mắt tôi, làm mọi thứ như một kẻ điên. Tôi nhớ rồi… Sợ hãi, tôi nhìn quanh, tìm cho mình một nguồn ánh sáng, toan chạy ra khỏi căn phòng ăn bề bộn nhốn nháo, chưa kịp phản ứng gì, HẮN đã chặn trước mặt, bảo: “Mày đã đau khổ chưa?” Tôi tự nhủ, nếu cuộc đời là của mình, mình có thể thay đổi. Không biết từ đâu, sự mạnh mẽ trong tôi trỗi dậy, đáp: “Tao sẵn sàng đón nhận tiếp những nỗi sợ hãi của mày, tao có thể thay đổi nỗi sợ này vì nỗi sợ này là cuộc sống của tao“. Hắn lại một lần nữa nhoẻn miệng cười, lần này tiếng cười có vẻ dịu hơn, không còn nhức óc đinh tai như trước.

Như một quán tính, tôi bắt đầu nhìn xuống lại bàn ăn, bỗng nhiên, cơn giật mình khiến tôi rơi tuột xuống đất, trên mâm cơm khi ấy chỉ còn lại là những nắm bùn lúc nhúc bọ, những mảng máu lúc nhúc dòi, những tờ giấy khi những lời “từ giã”, mọi thứ như một đống hỗn độn.
Quanh hàng lang có hai ba căn phòng, mỗi căn lại chứa đựng những điều tồi tệ không thể đếm xuể

Trở về không gian cũ, tôi cùng HẮN đứng trước cái thang máy còn lại. Lần này, HẮN đi cùng tôi. Bước vào trong, không có số bấm tầng, chỉ có một chữ G duy nhất, thay vì xong xóc kin kít như những lần trước, thang máy lần này nhẹ nhàng hơn, rơi từ từ như những chiếc thang bình thường. Đến nơi, HẮN bước ra rồi biến mất vào trong không gian âm u ám muội, tôi lặng lẽ bước đi, chắc mẩm sẽ là thứ gì đó nhảm nhí hay như những lần trước kia, không còn có ý thăm dò hay quán xét, tôi bước ra… Xung quanh tôi là một toà lâu đài nguy nga nhưng mục nát, tráng lệ nhưng cũ kĩ, chiếc cầu thang bước lên cọt kẹt tiếng gỗ mục, tôi bước dần lên, bỗng chốc xung quanh giăng mắc những tiếng ồn ào, náo động, một đám học sinh hay sinh viên chạy ra từ căn phòng của hành lang bên trái, trên tay chúng cầm những viên gạch, những chiếc điện thoại, những mã tấu… rượt theo một nhóm học sinh hay sinh viên khác. Tôi ngớ người, bước vào sâu hơn, tôi thấy những điều, than ôi, thật kinh khủng. Quanh hàng lang có thêm vài ba căn phòng nữa và rồi cứ mỗi căn như thế, những điều tồi tệ miên viễn kéo theo liên tục, không thể đếm xuể, người làm nghề giáo đánh đập hành hạ học sinh, học sinh loạn luân với nhà giáo, nhà giáo loạn luân với học sinh, con loạn luân cha mẹ, người lớn loạn luân người nhỏ thậm chí cả em bé, bạo lực xảy ra trong một gia đình nào đó, có con nghiện hút chích, tiếng đập đồ, những trận cãi vã cứ liên tiếp diễn ra như những mắc xích nối nhau không dứt. Đến những xác động vật tả tơi giữa lối hành lang, tiếng bầu cử, tiếng hô hào, tiếng cây đổ, tiếng nhà ngói lợp xiêu, tiếng người kêu cứu người… Bao hỷ nộ ái ố cứ lũ lượt diễn ra không dứt, nó khiến tôi bị choáng ngợp và rồi, tôi bắt đầu thở dốc vì sợ sẽ trở thành một trong số những xác động vật, những lớp máu loang lổ trên vách tường kia…

Càng vào trong không khí càng nặng nề một mảng đen kịt. Chịu không nổi, tôi chạy ngược lại hướng đi cũ, may thay bên bờ tường, một cửa sổ có ánh sáng lùa vào, tôi chạy tới trong sự mệt mỏi, nhìn về phía có ánh sáng, tôi thấy có mấy người da đen, vài người già, trẻ nhỏ, chỉ số ít một vài người lớn hay trung niên đang nằm thư thả bên bờ biển rì rào dưới một căn hiên lợp ngói gỗ. Tôi ước có thể được tới đó nhưng dường như căn nhà này không có cửa chính mà xung quanh tôi, hàng bao thứ nhố nhăng cứ bủa vây không dứt. Trong yếu đuối tột độ, trong ảo tưởng cuồng loạn, bất chợt, tôi nhận ra, tiếng người mất dần, không gian chìm vào tối, HẮN một lần nữa xuất hiện: “Mày đã đau khổ chưa?“. Tôi không đáp, như tỏ vẻ chấp nhận. Lần này, HẮN cười một trận cười khoái trá, càng cười hắn càng lùi dần vào trong bóng tối, bỏ mặc tôi đang ngồi đó lầm lũi mơ hồ và rồi trong một thoáng mê say, tôi tỉnh giấc, nằm im trên căn giường hẹp trong phòng, xung quanh trời đã sáng, mọi thứ vẫn tốt đẹp, như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Hoá ra mọi thứ chỉ là mơ. Tôi tỉnh dậy, đầu óc không còn chút nghĩ ngợi. Hình như mới vừa xảy ra chuyện gì…

Tôi tỉnh dậy, đầu óc không còn chút nghĩ ngợi. Hình như mới vừa xảy ra chuyện gì…

DỊCH THUẬT: 超然台記 (Siêu nhiên đài ký – Tô Thức 蘇軾)

Tô Thức (1037 – 1101) tự là Tử Chiêm, hiệu là Đông Pha cư sĩ, người vùng Mi Sơn (Nay là Mi Sơn vùng Tứ Xuyên). Cha ông là Tô Tuân và em ông là Tô Triệt đều là những nhà cổ văn nổi tiếng, được người đời xưng là “Tam Tô”. Thời Tống Nhân Tông sau khi trúng được Tiến sĩ, được làm quan lại địa phương, chủ trương cải cách nền chính trị tệ hại. Vào thời Tống Thần tông, Vương An Thạch thi hành cải cách chính trị, còn ông thì đi theo phái Cựu đảng, nên bày tỏ sự phản đối. Ông từng giữ các chức quan ở các nơi như Hàng Châu (Nay thuộc vùng Chiết Giang), Mật Châu (Nay thuộc thị xã Chư Thành ở Sơn Đông), Từ Châu (Nay thuộc vùng Giang Tô), đã làm một vài việc có lợi cho cuộc sống bách tính và công việc sản xuất. Thời Tống Triết Tông, phái Cựu đảng chấp chính, bỏ hết chủ trương của phái Tân pháp, ông còn bày tỏ một sự bất mãn nhất định, cho rằng phái Tân pháp vẫn còn có thứ đáng học hỏi. Thái độ của ông khi đứng giữa hai phái Tân, Cựu khiến cho ông không được toàn bộ sự đồng tình và ủng hộ của bất kỳ bên nào. Vào thời Bắc Tống trong khi các đảng phái nhiều lần tranh nhau, khi người thắng khi kẻ bại thì Đông Pha thường xuyên bị biếm trích, cuối cùng ông bị chuyển đi xa tới vùng Quỳnh Châu (Nay thuộc đảo Hải Nam), một đời hết sức bất đắc chí. Thế nhưng xét trên bình diện nghệ thuật, ông là một vị đại tác gia có tài năng trên nhiều lĩnh vực, bất luận là về mặt thi ca hay tản văn, tất cả đều thể hiện những thành tựu vượt bậc của ông trong văn học đời Bắc Tống.

Tô Thức

凡物皆有可觀。苟有可觀,皆有可樂,非必怪奇偉麗者也。哺糟啜醨,皆可以醉;果蔬草木,皆可以飽。推此類也,吾安往而不樂?

Phàm vật giai hữu khả quan. Cẩu hữu khả quan, giai hữu khả lạc, phi tất quái kỳ vĩ lệ giả dã. Bộ tao xuyết li, giai khả dĩ túy; quả sơ thảo mộc, giai khả dĩ bão. Thôi thử loại dã, ngô an vãng nhi bất lạc?

Hễ là sự vật đều có chỗ ngắm nhìn, thưởng thức được. Nếu có chỗ đáng xem được, đều có thứ khiến ta vui được, không nhất thiết phải là những thứ kỳ vĩ hay diễm lệ. Ăn hèm rượu, uống rượu lạt, đều có thể khiến người ta say sưa; cỏ cây rau quả, đều có thể khiến người ta no bụng. Từ đó mà suy rộng ra, ta đi đâu mà chẳng vui?

夫所為求褔而辭禍者,以褔可喜而禍可悲也。人之所欲無窮,而物之可以足吾欲者有盡,美惡之辨戰乎中,而去取之擇交乎前。則可樂者常少,而可悲者常多。是謂求禍而辭褔。夫求禍而辭褔,豈人之情也哉?物有以蓋之矣。彼遊於物之內,而不遊於物之外。物非有大小也,自其內而觀之,未有不高且大者也。彼挾其高大以臨我,則我常眩亂反复,如隙中之觀鬥,又烏知勝負之所在。是以美惡橫生,而懮樂出焉,可不大哀乎!

Phù sở vị cầu phúc nhi từ hoạ giả, dĩ phúc khả hỉ nhi hoạ khả bi dã. Nhân chi sở dục vô cùng, nhi vật chi khả dĩ túc ngô dục giả hữu tận, mỹ ác chi biện chiến hồ trung, nhi khứ thủ chi trạch giao hồ tiền. Tắc khả lạc giả thường thiểu, nhi khả bi giả thường đa. Thị vị cầu hoạ nhi từ phúc. Phù cầu hoạ nhi từ phúc, khởi nhân chi tình dã tai? Vật hữu dĩ cái chi hỹ. Bỉ du ư vật chi nội, nhi bất du ư vật chi ngoại. Vật phi hữu đại tiểu dã, tự kỳ nội nhi quan chi, vị hữu bất cao thả đại giả dã. Bỉ hiệp kỳ cao đại đi lâm ngã, tắc ngã thường huyễn loạn phản phục, như khích trung chi quan đấu, hựu ô tri thắng phụ chi sở tại. Thị dĩ mỹ ác hoành sinh, nhi ưu lạc xuất yên, khả bất đại ai hồ!

Ôi (nguyên nhân) người ta chỉ cầu phúc mà lánh hoạ, vì phúc làm con người vui vẻ (đáng vui) mà hoạ làm con người buồn rầu (đáng buồn) vậy. Cái ham muốn của con người thì vô cùng mà những thứ có thể thoả mãn cái ta muốn thì có hạn. Việc phân biệt giữa đẹp hay xấu thường đấu đá nhau ở trong lòng mình, việc chọn lựa giữa được và mất thay nhau hiện ngay trước mắt mình, như thế thì cái đáng vui thường ít mà cái đáng buồn thường nhiều, cho nên mới nói là phải cầu hoạ mà lánh phúc. Ôi cầu hoạ rồi lánh phúc, đâu phải là chuyện thường tình của con người? Đây là nguyên do mà tâm hồn con người bị ngoại vật che lấp (Vật có lý do (của nó) khi che đậy tâm tính của con người). Con người chỉ hoạt động ở bên trong sự vật mà không thể tìm kiếm ở bên ngoài sự vật. Vật chẳng có lớn có nhỏ, từ bên trong nó mà quan sát được nó, chưa có vật nào bé nhỏ mà lại to lớn vậy. Khi đứng trên sự cao lớn của một vật mà nhìn xuống nhân hoàn, tất khiến ta thường bị hoa mắt, điên đảo, giống như ở trong khe hở mà nhìn người đấu đá nhau, sao có thể biết được nguyên nhân thắng thua? Như thế đẹp xấu cùng giao nhau mà sinh ra, rồi vui buồn cũng từ đó mà xuất hiện, như thế sao có thể không đau khổ cùng cực cho được?

Vật chẳng có lớn có nhỏ, từ bên trong nó mà quan sát được nó, chưa có vật nào bé nhỏ mà lại to lớn vậy.

餘自錢塘移守膠西,釋舟楫之安,而服車馬之勞;去雕牆之美,而庇采椽之居;背湖山之觀,而適桑麻之野。始至之日,歲比不登,盜賊滿野,獄訟充斥;而齋廚索然,日食杞菊。人固疑餘之不樂也。處之期年,而貌加豐, 髪之白者,日以反黑。予既樂其風俗之淳,而其吏民亦安予之拙也。於是治其園圃,潔其庭宇,伐安丘、高密之木,以修補破敗,為苟全之計。而園之北,因城以為台者舊矣,稍葺而新之。時相與登覽,放意肆志焉。南望馬耳、常山,出沒隱見,若近若遠,庶幾有隱君子乎!而其東則廬山,秦人盧敖之所從遁也。西望穆陵,隱然如城郭,師尚父、齊桓公之遺烈,猶有存者。北俯濰水,慨然太息,思淮陰之功,而吊其不終。台高而安,深而明,夏涼而冬溫。雨雪之朝,風月之夕,予未嘗不在,客未嘗不從。擷園蔬,取池魚,釀秫酒,瀹脫粟而食之,曰:“樂哉遊乎!”

Dư tự Tiền Đường di thú Giao Tây, thích chu tiếp chi an, nhi phục xa mã chi lao; khứ điêu tường chi mỹ, nhi tí thái chuyên chi cư; bội hồ sơn chi quan, nhi hành tang ma chi dã. Thủy chí chi nhật, tuế bỉ bất đăng, đạo tặc mãn dã, ngục tụng sung xích, nhi trai trù tác nhiên, nhật thực kỷ cúc, nhân cố nghi dư chi bất lạc dã. Xử chi cơ niên, nhi mạo gia phong, phát chi bạch giả nhật dĩ phản hắc. Dư kí lạc kỳ phong tục chi thuần, nhi kỳ lại dân diệc an dư chi chuyết dã. Vu thị trị kỳ viên phố, khiết kỳ đình vũ, phạt An Khâu, Cao Mật chi mộc, dĩ tu bổ phá bại, vi cẩu hoàn chi kế. Nhi viên chi Bắc, nhân thành dĩ vi đài giả cựu hỹ, sảo tập nhi tân chi. Thời tương dữ đăng lãm, phóng ý tứ chí yên. Nam vọng Mã Nhĩ, Thường Sơn, xuất một ẩn kiến, nhược cận nhược viễn, thứ kỉ hữu ẩn quân tử hồ? Nhi kỳ Đông tắc Lư Sơn, Tần nhân Lư Ngao (1) chi sở tòng độn dã. Tây vọng Mục Lăng, ẩn nhiên như thành quách, Sư Thượng Phụ (2), Tề Uy Công chi di liệt do hữu tồn giả. Bắc phủ Duy thủy, khái nhiên đại tức, tư Hoài Âm chi công, nhi điếu kỳ bất chung. Đài cao nhi an, thâm nhi minh, hạ lương nhi đông ôn, vũ tuyết chi triêu, phong nguyệt chi tịch, dư vị thường bất tại, khách vị thường bất tòng. Hiệt viên sơ, thủ trì ngư, nhưỡng thuất tửu, thược thoát túc nhi thực chi, viết: “Lạc tai! Du tai!”

Ta từ Tiền Đường (Hàng Châu) được điều đến Giao Tây (Mật Châu) nhậm chức tri phủ, an nhàn giong thuyền khua mái mà chịu cái khổ ngồi xe cưỡi ngựa; bỏ đi nơi ở nhà cao cửa rộng mà phó thân ở nơi nhà dột vách xiêu (nhà tranh mái lá); rời bỏ cảnh đẹp của sông núi, nước non mà đi ở nơi đồng không mông quạnh lổm nhổm dâu gai. Lúc mới đến đây, nhiều năm liền mất mùa, giặc cướp tràn khắp vùng, việc kiện tụng thì đầy dẫy còn việc bếp núc thì trống không, mỗi ngày chỉ có ăn rau cỏ thô sơ (ăn rau kỉ, hoa cúc), người người lo rằng ta không vui. Tuy chỉ mới ở đây được một năm, nhưng dung mạo của ta phương phi ra, đầu bạc dần dần chuyển sang đen óng. Ta cũng đã (bắt đầu) thấy vui với nét thuần phác trong phong tục, nhân tình của nơi đây, và chính quan lại cùng bách tính nơi đây cũng đã quen với sự vụng về của ta rồi vậy. Ngay sau đó, ta bèn sửa soạn lại vườn tược, làm sạch phòng ốc, hiên nhà, đốn cây ở vùng An Khâu, Cao Mật hầu tu bổ những nơi hư tổn, hỏng hóc, làm cho những dự tính khác tạm thời được sửa trị. Ở phía Bắc vườn nhà, vì kinh thành cho rằng đài cao đã cũ, nên cần được sửa sang và làm cho mới hơn. Ta ngày thường hay cùng bạn bè lên núi thưởng lãm, đưa mắt trông xa, thoả ý thích chí. Trông ra phía Nam, núi Mã Nhĩ, Thường Sơn, lánh vào sương mây, thoắt ẩn, thoắt hiện, như gần như xa, phải chăng là mấy vị quân tử ưa lánh đời, sống ẩn dật ư? Rồi ở phía Đông đài cao là núi Lư Sơn, cũng là nơi ẩn lánh của những người Lư Ngao thời nhà Tần vậy. Trông ra phía Tây là cửa ải Mục Lăng, rập rà rập rờn như thành như quách và nơi đó vẫn còn lưu lại những chiến công hiển hách của Sư Thượng Phụ (Khương Thái Công), Tề Hoàn Công. Từ trên cao nhìn xuống phía Bắc là sông Duy Thủy, (không hiểu sao mà lòng ta) chợt bùi ngùi thở dài, nhớ về công lao của Hoài Âm mà thương tiếc phận ông chẳng được trọn vẹn. Đài không chỉ cao mà còn kiên cố, không những thăm thẳm mà còn sáng sủa, mùa hạ thì mát mà mùa đông thì ấm, sáng thì mưa tuyết, tối thì gió trăng, ta chưa lúc nào là không đến đây (ta chưa từng chưa đến đây/ ta lúc nào cũng đến đây), khách cũng không lúc nào là không theo ta đến đây. Hái rau trong vườn, bắt cá trong ao, chưng cất rượu nếp, nấu thóc vừa tách mà ăn, cảm thán rằng: “Vui thay! Sướng thay!”

方是時,予弟子由 (3),適在濟南,聞而賦之,且名其台曰“超然”,以見餘之無所往而不樂者,蓋遊於物之外也。

Phương thị thời, dư đệ Tử Do, thích tại Tế Nam, văn nhi phú chi, thả danh kỳ đài viết “Siêu nhiên”, dĩ kiến dư chi vô sở vãng nhi bất lạc giả, cái du ư vật chi ngoại dã.

Trông ra phía Tây là cửa ải Mục Lăng, rập rà rập rờn như thành như quách và nơi đó vẫn còn lưu lại những chiến công hiển hách của Sư Thượng Phụ (Khương Thái Công), Tề Hoàn Công.

Đương khi ấy, em ta là Tử Do, đến vùng Tế Nam, nghe đến chuyện này mà làm nên một bài phú, còn đặt tên cho đài nầy là “Siêu Nhiên”, để thấy rằng ta dẫu có đến chỗ nào cũng đều cảm thấy hân hoan (không có chỗ nào khiến ta cảm thấy không vui), có lẽ vì ta có thể vượt ra bên ngoài vạn vật vậy.

Nguyễn Thanh Lộc dịch

Chú thích

(1) Lư Ngao: Chỉ người nước Yên, Tần Thủy Hoàng ra lệnh cho họ xuống biển tìm tiên dược, không tìm được bèn trốn về quê cũ ở phía Đông Mật Châu.

(2) Sư Thượng Phụ: Lã Thượng, tức Khương Thái Công. Khương Tử Nha, tính Khương, thị Lữ, tên Thượng, tự Tử Nha, lại có tự Thượng Phụ, là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là quân chủ khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

(3) Tử Do: Tô Triệt, tự Tử Do, là em của Tô Thức, đương lúc ấy làm thư kí ở Tề Châu (Nay thuộc Tế Nam, Sơn Đông).

Nguồn: Ngô Sở Tài, Ngô Điều Hậu biên tập, Nhóm Lý Mộng Sinh, Sử Lương Chiếu chú thích (2001), Cổ văn quan chỉ thích chú (Quyển thượng), Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã xuất bản, Thượng Hải, Tr. 909 – 914.

DỊCH THUẬT: TÚY ÔNG ĐÌNH KÝ 醉翁亭記 (Bài ký về đình Túy Ông)(Âu Dương Tu – 歐陽修)

Âu Dương Tu (chữ Hán: 歐陽修; ngày 1 tháng 8, 1007 – ngày 22 tháng 9, 1072), tự là Vĩnh Thúc, hiệu “Tuý Ông”, là nhà thơ nổi tiếng thời Tống ở Trung Quốc. Âu Dương Tu là một nhà văn tiếng tăm, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm từ khúc xuất sắc đời Tống. Ông cũng là người khai sáng ra thể loại “thi thoại” (bình luận và ghi chép lại các cuộc bàn luận của các thi nhân,…), cuốn “Lục Nhất thi thoại” là cuốn thi thoại đầu tiên của Trung Quốc. Âu Dương Tu còn tự xưng mình là “Lục nhất cư sĩ” (cư sĩ với sáu cái “một”: một vạn quyển sách, một ngàn thạch văn, một cây đàn, một bàn cờ, một bầu rượu và một thân già).

Bài viết này được sáng tác vào năm thứ 6 niên hiệu Khánh Lịch đời Tống Nhân Tông. Lúc ấy tác giả đương nhậm chức Tri Châu ở Trừ Châu. Túy Ông đình nằm ở phía Tây Nam huyện Trừ tỉnh An Huy.

Bài viết nhấn mạnh đến cái “sơn thủy chi lạc“, “du nhân chi lạc” và “thái thú chi lạc” ở Trừ Châu. Tác giả viết “thái thú chi lạc” tức là chỉ những chính tích (thành tích của quan lại) từ khía cạnh ca ngợi bản thân mình khi ở Trừ Châu, đây chính là nguyên nhân và nội dung của tư tưởng “thái thú chi lạc” của ông, cho thấy cái tư tưởng mà ông gọi là “dữ dân đồng lạc“, và tư tưởng “sơn thủy chi lạc” tức vừa đồng thời chủ yếu cho thấy, sau khi ông bị biếm chức, đã kí gửi tâm tư tình cảm vào sông núi, cùng thái độ về một cuộc sống tiêu khiển, giải sầu, tự tại. Chữ “Lạc” là trung tâm thấu suốt toàn văn mà ba chữ “lạc” (được tác giả đề cập đến) lại có quan hệ mật thiết với nhau.

Bài viết được viết dưới thể “kí”, trong thể văn này chứa đựng nhiều điều đặc sắc. Một là vận dụng một lượng lớn câu biền ngẫu, câu ngắn câu dài xen lẫn nhau mà không khô khan, đồng thời chen vào đó còn có những câu văn xuôi, hình thành nên phong cách câu văn biền ngẫu nhưng lại chẳng biền ngẫu, tựa như văn xuôi nhưng chẳng phải văn xuôi; hai là, toàn văn đều là những câu trần thuật, đồng thời dùng 21 chữ “dã” để tạo nên câu vĩ (để kết thúc câu), hình thành nên thứ âm điệu ngâm nga đặc sắc, mới mẻ, thêm vào đó là sự chú ý về tính điều phối giữa tiết tấu và âm chữ, những điều này khiến cho bài văn xuôi này đặc biệt thích hợp trong việc đọc diễn cảm, hay ngâm nga. Ngoài ra, câu chữ trong bài được cân nhắc kĩ lưỡng (tự châm cú chước), lời lẽ hàm súc mà ý vị sâu xa. Có người cho rằng câu đầu tiên “Hoàn Trừ giai sơn dã”, thời Nam Tống có người nhìn thấy được nguyên cảo, trước đây ông đã dùng hàng tá chữ nghĩa chỉ để nói về tầng ý của câu này, cuối cùng mới thay đổi mà chỉ viết thành năm chữ, có thể thấy rằng tính thâm sâu trong việc mài giũa trình độ ngôn ngữ của tác giả.

Người dựng đình là ai? Là nhà sư Trí Tiên ở trên núi vậy. Vậy ai là người đặt tên cho đình? Thái thú tự đặt vậy.

環滁皆山也。其西南諸峯,林壑尤美,望之蔚然而深秀者,琅琊也。山行六七裏,漸聞水聲潺潺而瀉出於兩峯之間者,釀泉也。峯迴路轉,有亭翼然臨於泉上者,醉翁亭也。作亭者誰?山之僧智仙也。名之者誰?太守自謂也。太守與客來飲於此,飲少輒醉,而年又最高,故自號曰醉翁也。醉翁之意不在酒,在乎山水之間也。山水之樂,得之心而寓之酒也。

Hoàn Trừ giai sơn dã. Kì Tây Nam chư phong, lâm hác vưu mĩ; vọng chi uý nhiên nhi thâm tú giả, Lang Da (1) dã. Sơn hành lục thất lí, tiệm văn thuỷ thanh sàn sàn, nhi tả xuất vu lưỡng phong chi gian giả, Nhưỡng tuyền dã. Phong hồi lộ chuyển, hữu đình dực nhiên lâm vu tuyền thượng giả, Tuý Ông đình dã. Tác đình giả thùy? Sơn chi tăng Trí Tiên dã. Danh chi giả thùy? Thái thú tự vị dã. Thái thú dữ khách lai ẩm vu thử, ẩm thiểu triếp tuý, nhi niên hựu tối cao, cố tự hiệu viết Tuý Ông dã. Tuý Ông chi ý bất tại tửu, tại hồ sơn thủy chi gian dã. Sơn thủy chi lạc, đắc chi tâm nhi ngụ chi tửu dã.

Chung quanh huyện Trừ đều là núi. Ở phía Tây Nam huyện các cảnh núi non, rừng rậm, hang hốc cực kỳ đẹp đẽ. Trông ra xa thấy cỏ cây tươi tốt mà rậm rạp thanh tú, đó là Lang Da vậy. Men theo đường núi chừng 6, 7 dặm, dần dần nghe có tiếng nước róc rách rồi chảy rót xuống ra giữa hai ngọn núi, đó là suối Nhưỡng. Thế núi uốn khúc, đường núi quanh co, có ngôi đình có mái xoè ra như cánh chim (giương cánh sắp bay) nằm gần sát trên bờ suối, đó là đình Túy Ông. Người dựng đình là ai? Là nhà sư Trí Tiên ở trên núi vậy. Vậy ai là người đặt tên cho đình? Thái thú tự đặt vậy. Quan thái thú cùng với bọn khách khứa đến uống rượu ở nơi đây, uống thì ít mà đã say sưa, hơn nữa tuổi tác lại cao nhất (trong đó) cho nên tự đặt hiệu (của mình) là Túy Ông vậy. Tâm ý trong cái tên Túy Ông, không nằm ở rượu mà nằm ở trong cảnh núi sông này (việc thưởng thức non nước cảnh vậy). Cái thú vui sơn thủy, cảm được (nó) ở trong tâm (lĩnh hội (nó) ở trong lòng) mà gởi gắm (nó) ở trong rượu vậy.

若夫日出而林霏開,雲歸而巖穴暝,晦明變化者,山間之朝暮也。野芳發而幽香,佳木秀而繁陰,風霜高潔,水落而石出者,山間之四時也。朝而往,暮而歸,四時之景不同,而樂亦無窮也。

Nhược phù nhật xuất nhi lâm phi khai, vân qui nhi nham huyệt minh; hối minh biến hoá giả, sơn gian chỉ triêu mộ dã. Dã phương phát nhi u hương, giai mộc tú nhi phồn âm, phong sương cao khiết, thuỷ lạc nhi thạch xuất giả, sơn gian chi tứ thời dã. Triêu nhi vãng, mô nhi qui, tứ thời chi cảnh bất đồng, nhi lạc diệc vô cùng dã.

Như khi mặt trời nhô lên làm cho màn sương trong rừng thẳm tiêu tán, mây khói bay về tụ hội làm cho hang hốc trở nên tối tăm. Sáng tối chuyển hoá cho nhau cũng chính là cảnh sớm chiều (luân phiên) của vùng rừng núi vậy. Cỏ dại ngoài đồng mọc lên mà toả hương u nhã, cây tốt xum xuê mà bóng râm rậm rạp, sương gió trong lành (bầu trời lồng lộng, sắc sương trong ngần), nước rút xuống thấp làm cho đá nhô ra, đó là cảnh bốn mùa ở trong chốn núi non vậy. Sáng thì vào núi, đến tối lại quay về, cảnh vật bốn mùa chẳng giống nhau và niềm vui cũng vô cùng vậy.

至於負者歌於途,行者休於樹,前者呼,後者應,傴僂提攜,往來而不絕者,滁人遊也。臨溪而漁,溪深而魚肥。釀泉爲酒,泉香而酒洌;山餚野蔌,雜然而前陳者,太守宴也。宴酣之樂,非絲非竹,射者中,弈者勝,觥籌交錯,起坐而喧譁者,衆賓歡也。蒼顏白髮,頹然乎其間者,太守醉也。

Chí vu phụ giả ca ư đồ, hành giả hưu ư thụ, tiền giả hô, hậu giả ứng, ủ lũ đề huề, vãng lai nhi bất tuyệt giả, Trừ nhân du dã. Lâm khê nhi ngư, khê thâm nhi ngư phì; Nhưỡng tuyền vi tửu, tuyền hương chi tửu liệt (2); sơn hào dã tốc, tạp nhiên nhi tiền trần giả, thái thú yến dã. Yến hàm chi lạc, phi ti phi trúc, xạ giả trúng (3), dịch giả thắng, quang trù giao thác, khởi toạ nhi huyên hoa giả, chúng tân hoan dã. Thương nhan bạch phát, đồi nhiên hồ kì gian giả, thái thú tuý dã.

Chung quanh huyện Trừ đều là núi. Ở phía Tây Nam huyện các cảnh núi non, rừng rậm, hang hốc cực kỳ đẹp đẽ.

Còn như cảnh người mang kẻ vác hát ca ở trên đường, khách bộ hành nghỉ ngơi dưới gốc cây, người trước kêu (hô), người sau đáp lại (ứng), lom khom dắt díu nhau (già có trẻ có), qua lại không ngớt, đó là những người khách ở đất Trừ tới đây du ngoạn vậy. Đến suối mà câu cá, suối sâu thì cá béo, cất nước suối Nhưỡng làm rượu, hương suối thơm làm rượu thanh ngọt, thức ăn ở trong núi, rau cỏ ở ngoài đồng, bày ra đủ thứ ở trước mặt người, đó là bữa tiệc của Thái Thú vậy. Cái vui của yến tiệc say sưa, không nằm ở đàn chẳng nằm ở sáo (mà nằm ở cái trò ném thẻ vào bình rượu), người chơi đầu hồ thì ném trúng đích, người chơi đánh cờ thì giành phần thắng, chén thẻ ngổn ngang, người đứng người ngồi đến nỗi ồn ào, náo nhiệt, đó là niềm vui của bọn khách khứa vậy. Có người tóc bạc da mồi, ngả nghiêng (lảo đảo) ở ngay giữa tiệc, đó là Thái thú đã say vậy.

已而夕陽在山,人影散亂,太守歸而賓客從也。樹林陰翳,鳴聲上下,遊人去而禽鳥樂也。然而禽鳥知山林之樂,而不知人之樂;人知從太守遊而樂,而不知太守之樂其樂也。醉能同其樂,醒能述以文者,太守也。太守謂誰?廬陵歐陽修也。

Dĩ nhi tịch dương tại sơn, nhân ảnh tán loạn, thái thủ qui nhi tân khách tòng dã. Thụ lâm âm ế, minh thanh thượng hạ, du nhân khứ nhi cầm điểu lạc dã. Nhiên nhi cầm điểu tri sơn lâm chi lạc, nhi bất tri nhân chi lạc; nhân tri tòng thái thú du nhi lạc, nhi bất tri thái thú chi lạc kì lạc dã. Tuý năng đồng kì lạc, tỉnh năng thuật dĩ văn giả, thái thú dã. Thái thú vị thùy? Lư Lăng Âu Dương Tu dã.

Rồi khi “mặt trời gác núi chiêng đà thu không”, bóng người nghiêng ngả, đó là cảnh Thái thú trở về mà đoàn khách theo sau vậy. Bóng cây phủ mờ, chim kêu trầm bổng, đó là  niềm vui của chim chóc sau khi khách khứa đi hết vậy (khách khứa bỏ đi hết rồi lũ chim mới thấy vui). Thế nhưng chim chóc chỉ biết được cái vui nơi núi đồi thôi chứ nào biết được niềm vui của con người, khách khứa chỉ biết theo sau Thái thú du ngoạn là vui chứ nào biết Thái thú đương vui với niềm vui của họ đâu (Theo tôi nên dịch thành: Không biết vui với niềm vui của Thái thú đâu). Khi say thì có thể cùng vui với Thái thú, nhưng người khi tỉnh rồi có thể dùng văn chương để mà thuật lại, thì chỉ có Thái thú thôi. Thái thú là ai? Chính là Âu Dương Tu người Lư Lăng vậy.

(1) Lang Da: Núi Lang Da, nằm ở phía Tây Nam huyện Trừ.

(2) Liệt 洌:Thanh khiết. Câu này có người cho rằng bản gốc của Âu Dương Tu viết là “tuyền liệt nhi tửu hương” nhưng Tô Thức viết lại trong bài bi văn “Túy Ông đình ký” sửa thành “tuyền hương nhi tửu liệt”.

(3) Xạ: Một trò chơi gọi là đầu hồ 投壶 thời xưa. Dùng một tấm thẻ có hình dạng mũi tên ném vào cái bình cổ cao, căn cứ vào số lần trúng mà phân ra thắng thua.

Nguyễn Thanh Lộc dịch

Nguồn: Ngô Sở Tài, Ngô Điều Hậu biên tập, Nhóm Lý Mộng Sinh, Sử Lương Chiếu chú thích (2001), Cổ văn quan chỉ thích chú (Quyển thượng), Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã xuất bản, Thượng Hải, Tr. 822 – 827.

DỊCH THUẬT: 張中丞傳後敘 (Trương Trung Thừa truyện hậu tự – Bài tự viết phía sau truyện Trương Trung Thừa) – Hàn Dũ 韓愈

Hàn Dũ (chữ Hán: 韓愈, 768 – 25/12/824) tự Thoái Chi 退之, sinh tại đất Hà Dương, Hà Nam, Trung Quốc (nay thuộc Mạnh Châu, tỉnh Hà Nam); tổ phụ người đất Xương Lê (nay thuộc Hà Bắc, có thuyết nói thuộc huyện Nghĩa, Liêu Ninh) nên ông thường tự xưng là Hàn Xương Lê (韩昌黎), làm quan về đời vua Đường Hiến Tông (806 – 820) tới Binh bộ thị lang, Lại bộ thị lang. Hàn Dũ là người tôn sùng Nho giáo, đả kích Phật giáo và Đạo giáo, cho rằng hai giáo pháp đó là phi chính thống, xoá bỏ nghĩa vua tôi, cha con, chồng vợ là những căn cơ quan trọng xây dựng một xã hội chính danh. Về mặt văn học, tuy Hàn Dũ để lại không nhiều thơ ca từ phú nhưng ông lại là một văn gia kiệt xuất của thời nhà Ðường. Là người đứng đầu trong Ðường Tống bát đại văn gia, chủ trương từ bỏ lối văn biền ngẫu văn vẻ mà sáo rỗng. Văn chương của ông gây ảnh hưởng sâu rộng đối với văn đàn thời đó. Cùng với Liễu Tông Nguyên dẫn đầu phong trào cổ văn và phát triển tản văn lên một tầm cao mới.

Hàn Dũ là người tôn sùng Nho giáo, đả kích Phật giáo…

Trương Trung Thừa truyện hậu tự” 《張中丞傳後敘》 là một thiên tản văn nổi tiếng do Hàn Dũ sáng tác vào thời nhà Đường ở Trung Hoa, biểu dương những công trạng lớn lao của hai tướng Trương Tuần và Hứa Viễn vùng Tuy Dương (Nay thuộc tỉnh Hà Nam) trong thời kỳ loạn An Sử. Thiên tản văn nầy được viết sau khi Hàn Dũ đọc được “Trương Tuần truyện” do Lý Hàn sáng tác, nhằm bổ sung thêm nguồn tài liệu đáng giá cho người sau dễ dàng tra cứu tìm hiểu, cùng với đó là những bàn luận sâu sắc về đặc trưng tính cách của những nhân vật trong truyện. Tình cảm lai láng, cảm xúc dạt dào, khen chê phân minh, biểu lộ tinh thần khách quan đúng đắn, đan xen giữa tự sự và nghị luận, không phân chủ – khách mà vẫn rõ ràng. Trong bài tản văn còn đề cập đến những điển tích nổi tiếng như Nam Tễ Vân tuyệt thực chặt đứt ngón tay (Cự thực đoạn chỉ 拒食斷指), rút tên bắn vào tháp (Trừu thỉ xạ tháp 抽矢射塔), Trương Tuần đọc thuộc lòng Hán thư hay chuyện y đứng dậy đi tiểu… cũng được bổ sung thêm, làm cho câu chuyện nồng nã tinh thần anh hùng, khiến cho tình tiết truyện và hình tượng nhân vật trở nên sống động, hấp dẫn, lôi cuốn.

Trương Trung Thừa truyện hậu tự” 《張中丞傳後敘》 là một thiên tản văn nổi tiếng do Hàn Dũ sáng tác vào thời nhà Đường Trung Hoa, biểu dương những công trạng lớn lao của hai tướng Trương Tuần và Hứa Viễn vùng Tuy Dương (Nay thuộc tỉnh Hà Nam) trong thời kỳ loạn An Sử.

Nguyên văn:

1. 元和二年四月十三日夜,愈與吳郡張籍(1)閱家中舊書,得李翰(2)所為《張巡傳》(3) 。翰以文章自名(4),為此傳頗詳密。然尚恨有闕者:不為許遠(5)立傳,又不載雷萬春(6)事首尾。

Phiên âm: Nguyên Hoà nhị niên tứ nguyệt thập tam nhật dạ, Dũ dữ Ngô quận Trương Tịch duyệt gia trung cựu thư, đắc Lý Hàn sở vi “Trương Tuần truyện”. Hàn dĩ văn chương tự danh, vi thử truyện phả tường mật. Nhiên thượng hận hữu khuyết giả: Bất vị Hứa Viễn lập truyện, hựu bất tái Lôi Vạn Xuân sự thủ vĩ.

Dịch nghĩa: Đêm ngày 13 tháng 4 năm thứ hai niên hiệu Nguyên Hoà, Hàn Dũ ta cùng với Trương Tịch ở quận Ngô xem xét lại những cuốn sách cũ ở trong thơ phòng, phát hiện có “Trương Tuần truyện” do Lý Hàn sáng tác (làm ra). Hàn dùng văn từ kín đáo (song ý tứ trúc trắc) mà tự diễn tả, khiến cho truyện này vô cùng tỉ mỉ uẩn áo. Thế nhưng đáng tiếc là vẫn còn có những điểm khiếm khuyết: Không viết truyện cho Hứa Viễn, lại không ghi chép lại đầu đuôi câu chuyện của Lôi Vạn Xuân.

2. 遠雖材若不及巡者,開門納巡(7),位本在巡上。授之柄而處其下,無所疑忌,竟與巡俱守死,成功名,城陷而虜(8),與巡死先後異耳。兩家子弟材智下 (9),不能通知二父志,以為巡死而遠就虜,疑畏死而辭服於賊。遠誠畏死,何苦守尺寸之地,食其所愛之肉(10),以與賊抗而不降乎?當其圍守時,外無蚍蜉蟻子之援,所欲忠者,國與主耳,而賊語以國亡主滅(11)。遠見救援不至,而賊來益眾,必以其言為信;外無待(12)而猶死守,人相食且盡,雖愚人亦能數日而知死所矣。遠之不畏死亦明矣!烏有城壞其徒俱死,獨蒙愧恥求活?雖至愚者不忍為,嗚呼!而謂遠之賢而為之邪?

Phiên âm: Viễn tuy tài nhược bất cập Tuần giả, khai môn nạp Tuần, vị bổn tại Tuần thượng. Thụ chi bính nhi xử kỳ hạ, vô sở nghi kị, cánh dữ Tuần câu thủ tử, thành công danh, thành hãm nhi lỗ, dữ Tuần tử tiên hậu dị nhĩ. Lưỡng gia tử đệ tài trí hạ, bất năng thông tri nhị phụ chí, dĩ vi Tuần tử nhi Viễn tựu lỗ, nghi úy tử nhi từ phục ư tặc. Viễn thành úy tử, hà nhược thủ xích thốn chi địa, thực kỳ sở ái chi nhục, dĩ dữ tặc kháng nhi bất hàng hồ? Đương kì vi thủ thời, ngoại vô tì phù nghĩ tử chi viện, sở dục trung giả, quốc dữ chủ nhĩ, nhi tặc ngứ dĩ quốc vong chủ diệt. Viễn kiến Cứu Viên bất chí, nhi tặc lai ích chúng, tất dĩ kỳ ngôn vi tín; ngoại vô đãi nhi do tử thủ, nhân tương thực thả tận, tuy ngu nhân diệc năng sổ nhật nhi tri tử sở hỹ. Viễn chi bất úy tử diệc minh hỹ! Ô hữu thành hoại kỳ đồ câu tử, độc mông quý sỉ cầu hoạt? Tuy chí ngu giả bất nhẫn vi, ô hô! Nhi vị Viễn chi hiền nhi vi chi da?

Hứa Viễn

Dịch nghĩa: Viễn, tuy tài năng dường như chẳng bằng Tuần, nhưng khi mở cửa thành nghênh đón Trương Tuần, chức vị của y vốn dĩ hơn cả Tuần. Ông ta trao cho Tuần quyền bính rồi (cam lòng) ở dưới trướng của y, không có chỗ nào nghi ghét đố kị, cuối cùng cùng với Trương Tuần đồng cố thủ trong thành cho đến cùng, công tích (với quốc gia) được thành tựu (giữ vững đất nước đến phút cuối), thành bị vây khốn và (cả hai) bị bắt sống, thế nhưng vào lúc mà Trương Tuần bị giết chết thì trước sau có chỗ bất đồng. Con em trong nhà hai người trí tài thấp kém, không thể thông tỏ chí hướng của những bậc cha chú, bởi Tuần thì phải chết mà chỉ Viễn bị bắt sống, họ ngờ rằng Viễn kia sợ chết nên muốn cởi giáp đầu hàng giặc. Nếu như Viễn thực sợ chết, cớ sao phải chịu khổ chỉ để trấn thủ miếng đất có vài thước tấc kia, ăn lót dạ luôn cả thịt của những người mà họ yêu quý, đến mức cùng nhau chống giặc và không buông tay chịu trói như thế? Đương lúc quân giặc vây thành, bên ngoài lại chẳng có lấy được một tên quân viện trợ mỏng manh yếu ớt (như giống kiến càng nhỏ bé), người dẫu có muốn tận trung tận hiếu, cũng chỉ có tổ quốc và bậc đế vương mà thôi, còn về phía quân giặc lại doạ rằng chúng muốn mang cả đất nước lẫn đấng thượng hoàng này ra mà tiêu diệt sạch sẽ. Viễn thấy cứu binh chẳng tới, mà quân giặc lại càng ngày càng đông, (trong tình thế đó) buộc y phải tin theo lời của bọn chúng, bên ngoài chẳng còn chút trông mong nào mà hãy còn giữ thành tới chết, người với người ăn thịt (giày xéo) lên nhau lại chết gần hết, dẫu có là kẻ ngu cũng đủ sức định liệu được cái ngày và biết lúc nào mình chết (mà trốn đi). Việc Viễn không sợ chết rốt cuộc đã được sáng tỏ rồi vậy! Trong khi thành bị phá hoại, bộ hạ của Viễn (chỉ Trương Tuần) cùng mình cố thủ, cớ sao chỉ có y là dối lừa (Trương Tuần) chịu nhục mạ hổ thẹn để cầu xin được sống? Dẫu là kẻ đại ngu cũng không chịu làm như thế, than ôi! Lẽ nào lại có thể cho rằng một kẻ tài đức như Viễn mà chịu đi làm việc này?

3. 說者(13)又謂遠與巡分城而守,城之陷,自遠所分始。以此詬遠,此又與兒童之見無異。人之將死,其藏腑必有先受其病者;引繩而絕之,其絕必有處。觀者見其然,從而尤之,其亦不達於理矣!小人之好議論,不樂成人之美,如是哉!如巡、遠之所成就,如此卓卓,猶不得免,其他則又何說!

Phiên âm: Thuyết giả hựu vị Viễn dữ Tuần phân thành nhi thủ, thành chi hãm, tự Viễn sở phân thủy. Dĩ thử cấu Viễn, thử hựu dữ nhi đồng chi kiến vô dị. Nhân chi tương tử, kỳ tạng phủ tất hữu tiên thụ kỳ bệnh giả, dẫn thằng nhi tuyệt chi, kỳ tuyệt tất hữu xứ. Quan giả kiến kỳ nhiên, tòng nhi vưu chi, kỳ diệc bất đạt ư lí hỹ! Tiểu nhân chi hiếu nghị luận, bất lạc thành nhân chi mỹ, như thị tai! Như Tuần, Viễn chi sở thành tựu, như thử trác trác, do bất đắc miễn, kỳ tha tắc hựu hà thuyết!

Dịch nghĩa: Có thuyết lại cho rằng Viễn cùng với Tuần chia thành ra mà trấn giữ, thành bị vây hãm là do quân giặc bắt đầu tấn công từ phía thành (vùng Tây Nam) nơi mà Viễn trấn thủ. Những kẻ đem cái lý do này mà nhục mạ, phỉ báng Hứa Viễn, so với tri kiến của lũ ấu học, nhi đồng thực chẳng khác nhau. Người lúc sắp chết, trong phủ tạng của họ ắt phải có nơi đầu tiên gánh chịu mầm bệnh; kéo căng dây thừng mà cắt thì chỗ bị cắt ắt phải có điểm đứt (đầu tiên). Một kẻ quan sát khi thấy rõ một sự tình nào đó thì nương theo mà bày tỏ nỗi oán giận, như thế ngay cả họ cũng không thể đạt tới cái đạo lý (tối thượng) vậy. Bọn tiểu nhân ham thích bàn luận, chẳng bao giờ vui vẻ làm tròn những điều tốt trong nhân gian, đến mức thế này rồi ư! Ví như những thành tựu của Tuần, Viễn, xuất chúng như thế, mà hãy còn không thoát được (những phỉ báng của người đời), những kẻ khác làm sao có thể nói được đây?

4. 當二公之初守也,寧能知人之卒不救,棄城而逆遁?苟此不能守,雖避之他處何益?及其無救而且窮也,將其創殘餓羸之餘,雖欲去,必不達。二公之賢,其講之精矣(14)!守一城,捍天下,以千百就盡之卒,戰百萬日滋之師,蔽遮江淮,沮遏其勢,天下之不亡,其誰之功也!當是時,棄城而圖存者,不可一二數;擅強兵坐而觀者,相環也。不追議此,而責二公以死守,亦見其自比於逆亂,設淫辭而助之攻也。

Phiên âm: Đương nhị công chi sơ thủ dã, ninh năng tri nhân chi tốt bất cứu, khí thành nhi nghịch độn? Cẩu thử bất năng thủ, tuy tị chi tha xứ hà ích? Cập kỳ vô cứu nhi thả cùng dã, tương kỳ sang tàn ngạ luy chi dư, tuy dục khứ, tất bất đạt. Nhị công chi hiền, kỳ giảng chi tinh hỹ! Thủ nhất thành, hãn thiên hạ, dĩ thiên bách tựu tận chi tốt, chiến bách vạn nhật tư chi sư, tế già Giang Hoài, trở át kỳ thế, thiên hạ chi bất vong, kì thùy chi công dã. Đương thị thời, khí thành nhi đồ tồn giả, bất khả nhất nhị sổ, thiện cường binh toạ nhi quan giả, tương hoàn dã. Bất truy nghị thử, nhi trách nhị công dĩ tử thủ, diệc kiến kỳ tự bỉ ư nghịch loạn, thiết dâm từ nhi trợ chi công dã.

Dịch nghĩa: Đương khi hai người vừa mới trấn thủ, sao có thể biết được người chết mà không lại cứu giúp, bỏ thành để mà chạy trốn chăng? Nếu như cả hai người ấy chẳng thể giữ nổi, dẫu có bỏ đi nơi khác, phỏng có ích gì? Đến lúc (không chỉ) chẳng thấy cứu binh (viện trợ) mà còn cùng đường tuyệt lộ, (vẫn phải) chỉ huy bọn phế binh thương tật, tàn tạ, đói khát, ốm yếu, dẫu có muốn bỏ đi, cũng không thể toại nguyện. Tài đức của hai ông, người trước đã suy nghĩ thấu đáo rồi vậy! Bảo vệ thành mình, gìn giữ thiên hạ, chỉ dựa vào vài trăm, nghìn quân đã chết gần hết, mà đánh cả một đội quân cả trăm vạn binh sĩ và càng lúc càng tăng thêm, bao trùm cả một vùng Giang Hoài, chẹn đứng thế giặc, thiên hạ chẳng mất, vậy đó là công lao của ai! Đương khi ấy, những kẻ bỏ thành mà mưu đường sống, không thể đếm xuể, đến những kẻ thạo dùng binh tốt đến ngồi yên mà quan sát, cũng nối nhau mà bỏ chạy vậy. Nếu chẳng chịu truy cứu làm rõ (việc này), lại lấy việc tử thủ của hai ông ra mà trách móc, cũng đủ để thấy rằng lũ ấy so với bọn phản loạn cũng cùng một giuộc một loài, toàn đem những phát ngôn bừa bãi ra mà công kích người có tài vậy.

5. 愈嘗從事於汴徐二府(15),屢道於兩府間,親祭於其所謂雙廟(16)者。其老人往往說巡、遠時事雲:南霽雲(17)之乞救於賀蘭(18)也,賀蘭嫉巡、遠之聲威功績出己上,不肯出師救;愛霽雲之勇且壯,不聽其語,強留之,具食與樂,延霽雲坐。霽雲慷慨語曰:“雲來時,睢陽之人,不食月餘日矣!雲雖欲獨食,義不忍;雖食,且不下嚥!”因拔所佩刀,斷一指,血淋漓,以示賀蘭。一座大驚,皆感激為雲泣下。雲知賀蘭終無為雲出師意,即馳去;將出城,抽矢射佛寺浮圖,矢著其上磚半箭,曰:“吾歸破賊,必滅賀蘭!此矢所以志也。 ”愈貞元中過泗州,船上人猶指以相語。城陷,賊以刃脅降巡,巡不屈,即牽去,將斬之;又降霽雲,雲未應。巡呼雲曰:“南八24,男兒死耳,不可為不義屈!”雲笑曰:“欲將以有為也;公有言,雲敢不死!”即不屈。

Phiên âm: Dũ thường tòng sự ư Biện Từ nhị phủ, lũ đạo ư lưỡng phủ gian, thân tế ư kỳ sở vị song triều giả. Kỳ lão nhân vãng vãng thuyết Tuần, Viễn thời sự vân: Nam Tễ Vân chi khất cứu ư Hạ Lan dã, Hạ Lan tật Tuần, Viễn chi thanh uy công tích xuất kỉ thượng, bất khẳng xuất sư cứu; ái Tễ Vân chi dũng thả tráng, bất thính kỳ ngữ, cưỡng lưu chi, cụ thực dữ nhạc, diên Tễ Vân toạ. Tễ Vân khảng khái ngứ viết: “Vân lai thời, Tuy Dương chi nhân, bất thực nguyệt dư nhật hỹ! Vân tuy dục độc thực, nghĩa bất nhẫn, tuy thực, thả bất hạ yến!” Nhân bạt sở bội đao, đoạn nhất chỉ, huyết lâm li, dĩ thị Hạ Lan. Nhất toạ đại kinh, giai cảm kích vị Vân khấp há. Vân tri Hạ Lan chung vô vi Vân xuất sư ý, tức trì khứ; tương xuất thành, trừu Thỉ Xạ phật tự phù đồ, thỉ trứ kỳ thượng chuyên bán tiễn, viết: “Ngô quy phá tặc, tất diệt Hạ Lan! Thử Thỉ sở chí dã.” Dũ Trinh Nguyên trung quá Tứ Châu, thuyền thượng nhân do chỉ dĩ tương ngứ. Thành hãm, tặc dĩ nhận hiếp hàng Tuần, Tuần bất khuất, tức khiên khứ, tương trảm chi; hựu hàng Tễ Vân, Vân vị ứng. Tuần hô Vân viết: “Nam Bát, nam nhi tử nhĩ, bất khả vi bất nghĩa khuất!” Vân tiếu viết: “Dục tương dĩ hữu vi dã; công hữu ngôn, Vân cảm bất tử!” Tức bất khuất.

Dịch nghĩa: Dũ ta từng tòng sự ở hai phủ Biện Châu, Từ Châu, nhiều lần qua lại giữa hai nơi, đích thân hành việc tế tự cho hai vị ở khu miếu gọi là Song Miếu. Những bậc trưởng lão trong phủ vẫn thường nói về những chuyện của Tuần, Viễn rằng: Khi Nam Tễ Vân được Hạ Lan cứu giúp, Hạ Lan vì đố kị thanh uy lẫn công trạng của Tuần, Viễn vượt hơn cả mình nên không chịu phái binh cứu trợ; mến Tễ Vân đã anh dũng lại kiên cường, dù không chịu nghe những lời (khuyến dụ) của Vân song vẫn miễn cương giữ bọn họ lại, lại chuẩn bị thức ăn cùng với nhạc xướng mà mời Tễ Vân an toạ. Tễ Vân khảng khái nói rằng: Lúc Vân này đến, người ở Tuy Dương ngày ngày chẳng được ăn uống gì đã hơn một tháng nay rồi. Vân này dẫu có muốn hưởng thụ một mình, lòng nghĩa khí thực chẳng nỡ (cho mình làm thế); dù cho có ăn đi chăng nữa, (ta) cũng khó lòng mà nuốt được”. Vì thế rút ra thanh gươm đang đeo, cắt đứt một ngón tay, máu tươi bắn ra tứ tung, cầm đưa cho Hạ Lan thấy. Người từ chỗ ngồi bất giác kinh hãi, tất thảy sanh lòng cảm kích làm vì Vân mà rớt nước mắt. Vân biết Hạ Lan sẽ chẳng vì ý mình mà xuất binh nên lập tức ruổi ngựa bỏ đi; lúc sắp ra khỏi thành, Vân rút một mũi tên ra mà bắn vào bức phù đồ ngay phật tự, mũi tên gắm sâu đến (hơn) một nửa, lủng lẳng ghim trong miếng gạch nung phía trên tháp, Vân nói rằng: “Sau khi ta phá giặc trở về, ắt sẽ tiêu diệt Hạ Lan! Mũi tên này chính là vật làm dấu vậy!” Dũ ta vào năm Trinh Nguyên đã đi qua Tứ Châu, người trên thuyền hãy còn chỉ vào đó mà nói với nhau. Thành bị khốn, giặc lấy mũi giáo mà uy hiếp Tuần phải hàng, Tuần không nghe, lập tức bị trói giải đi, lúc sắp chém đầu Tuần, (bọn phản loạn) lại yêu cầu Tễ Vân đầu hàng, Vân không chịu. Tuần thét gọi Vân bảo rằng: “Nam Bát, bậc nam tử hán chỉ chịu chết chứ không thể vì bọn bất nghĩa mà chịu khuất phục được!” Vân cười nói: “Ta cũng muốn làm điều gì đó với đời (để lập công/ vì nghĩa), nay ngài đã nói thế, Vân này há dám không (liều) chết sao!” Vì thế thề chẳng đầu hàng.

Thành bị khốn, giặc lấy mũi giáo mà uy hiếp Tuần phải hàng, Tuần không nghe, lập tức bị trói giải đi, lúc sắp chém đầu Tuần, (bọn phản loạn) lại yêu cầu Tễ Vân đầu hàng, Vân không chịu…

6. 張籍曰:“有于嵩者,少依於巡;及巡起事,嵩常在圍中。籍大歷中於和州烏江縣見嵩,嵩時年六十餘矣。以巡初嘗得臨渙縣尉,好學無所不讀。籍時尚小,粗問巡、遠事,不能細也。云:巡長七尺餘,鬚髯若神。嘗見嵩讀《漢書》,謂嵩曰:“何為久讀此?“嵩曰:“未熟也。“巡曰:“吾於書讀不過三遍,終身不忘也。“因誦嵩所讀書,盡卷不錯一字。嵩驚,以為巡偶熟此卷,因亂抽他帙以試,無不盡然。嵩又取架上諸書試以問巡,巡應口誦無疑。嵩從巡久,亦不見巡常讀書也。為文章,操紙筆立書,未嘗起草。初守睢陽時,士卒僅萬人,城中居人戶,亦且數万,巡因一見問姓名,其後無不識者。巡怒,鬚髯輒張。及城陷,賊縛巡等數十人坐,且將戮。巡起旋,其眾見巡起,或起或泣。巡曰:“汝勿怖!死,命也。“眾泣不能仰視。巡就戮時,顏色不亂,陽陽如平常。遠寬厚長者,貌如其心;與巡同年生,月日後於巡,呼巡為兄,死時年四十九。”嵩貞元初死於亳宋間。或傳嵩有田在亳宋間,武人奪而有之,嵩將詣州訟理,為所殺。嵩無子。張籍云。

Phiên âm: Trương Tịch viết: “Hữu Vu Tung giả, thiếu y ư Tuần; cập Tuần khởi sự, Tung thường tại vi trung. Tịch đại lịch trung ư Hoà Châu Ô Giang huyện kiến Tung, Tung thời niên lục thập dư hỹ. Dĩ Tuần sơ thường đắc Lâm Hoán huyện úy, hiếu học vô sở bất độc. Tịch thời thượng tiểu, thô vấn Tuần, Viễn sự, bất năng tế dã. Vân: “Tuần trường thất xích dư, tu nhiêm nhược thần. Thường kiến Tung độc “Hán thư”, vị Tung viết: “Hà vi cửu độc thử?” Tung viết: “Vị thục dã”. Tuần viết: “Ngô ư thư độc bất quá tam biến, chung thân bất vong dã. “Nhân tụng Tung sở độc thư, tận quyển bất thố nhất tự. Tung kinh, dĩ vi Tuần ngẫu thục thử quyển, nhân loạn trừu tha trật dĩ thí, vô bất tận nhiên. Tung hựu thủ giá thượng chư thư thí dĩ vấn Tuần, Tuần ứng khẩu tụng vô nghi. Tung tòng Tuần cửu, diệc bất kiến Tuần thường độc thi dã. Vi văn chương, thao chỉ bút lập thư, vị thường khởi thảo. Sơ thủ Tuy Dương thời, sĩ tốt cận vạn nhân, thành trung cư nhân hộ, diệc thả sổ vạn, Tuần nhân nhất kiến vấn tính danh, kỳ hậu vô bất thức giả. Tuần nộ, tu nhiêm triếp trương. Cập thành hãm, tặc phược Tuần đẳng sổ thập nhân toạ, thả tương lục. Tuần khởi toàn, kỳ chúng kiến Tuần khởi, hoặc khởi hoặc khấp. Tuần viết: “Nhữ vật bố! Tử, mệnh dã.” Chúng khấp bất năng ngưỡng thị. Tuần tựu lục thời, nhan sắc bất loạn, dương dương như bình thường. Viễn khoan hậu trưởng giả, mạo như kỳ tâm, dữ Tuần đồng niên sinh, nguyệt nhật hậu ư Tuần, hô Tuần vi huynh, tử thời tứ niên thập cửu”. Tung Trinh Nguyên sơ tử ư Bạc Tống gian. Hoặc truyền Tung hữu điền tại Bạc Tống gian, vũ nhân đoạt nhi hữu chi, Tung tương Nghệ châu tụng lí, vi sở sát. Tung vô tử. Trương Tịch vân.

Dịch nghĩa: Trương Tịch nói rằng: “Có người tên Vu Tung, thuở thiếu thời theo Trương Tuần, đến khi Tuần khởi binh, Vu Tung từng bị kẹt trong vòng vây thành. Trương Tịch vào năm Đại Lịch tại huyện Ô Giang ở Hoà Châu có bắt gặp Vu Tung, lúc ấy Tung đã hơn 60 tuổi rồi! Bởi vì Tuần thuở đầu từng được bổ làm huyện úy ở huyện Lâm Hoán, nổi danh hiếu học, không có khi nào là không tìm tòi, nghiên cứu. Tịch khi ấy vẫn còn trẻ người non dạ, hỏi han hãy còn thô vụng những chuyện của Tuần, Viễn, chẳng biết tỉ mỉ, cẩn thận. Nói rằng: Trương Tuần cao hơn bảy thước, râu ria như thần. (Có lần) Tuần từng thấy Tung đọc “Hán thư”, mới nói với Vu Tung rằng: “Cớ sao hãy còn nghiền ngẫm sách này lâu đến như vậy?” Tung nói rằng: “Ta chưa thuộc nhuyễn”. Tuần nói rằng: “Ta đọc sách không quá ba lần, nhưng đến chết cũng không quên”. Nhân đó bèn đọc thuộc sách mà Tung đương đọc, thuộc hết một quyển, chẳng sai một từ. Tung kinh ngạc, cho rằng do Tuần ăn may mới đọc thuộc được, vì thế mới lấy bừa một quyển bất kì trong túi (cho Tuần đọc) hầu thử lòng anh ta, không có quyển nào là không thuộc làu làu. Tung lại lấy ra trên giá những cuốn sách (lạ) để vừa thử vừa hỏi Trương Tuần, Tuần ứng khẩu đọc thuộc mà chẳng có chút do dự. Tung theo Tuần đã lâu, cũng chưa hề thấy Tuần thường đọc sách vậy. Làm văn thơ, cầm giấy bút (ngồi) viết sách, song chưa từng đưa ra bản thảo. Lúc đầu khi trấn thủ ở Tuy Dương, binh sĩ gần ngàn người, trong thành thì ở nhà dân, cũng gần vài ngàn, Tuần chỉ nhân gặp một lần đã hỏi thăm danh tính, về sau chẳng có người nào là (Tuần) không biết. Khi Tuần nổi giận, râu ria trương căng lên. Đến khi thành bị vây, quân giặc bắt trói hàng chục người của Tuần ngồi xuống, sắp sửa giết. Tuần đứng lên đi đái, bọn người của Tuần thấy y đứng dậy, có kẻ cũng đứng dậy theo, có kẻ ngồi đó rỏ nước mắt. Tuần nói: “Các ngươi không được sợ hãi! (Sống) Chết (chẳng qua) chỉ là số mệnh thôi”. Bọn người ngồi khóc chẳng dám ngẩng đầu lên nhìn. Lúc Tuần bị giết, sắc mặt không chút hoảng sợ, vênh vang dương dương như lúc bình thường. Viễn là người có lòng khoan hậu, dung mạo cũng như bổn tâm, sinh cùng năm với Tuần, nhưng ngày sinh tháng đẻ thì muộn hơn Tuần, cho nên gọi Tuần là anh, khi chết đã được 49 tuổi. Vu Tung đầu năm Trinh Nguyên chết ở giữa hai châu Bạc và châu Tống. Có người nói lại rằng Tung có một khoảnh ruộng ở giữa hai châu, lũ lính thú (dùng vũ lực) mới nhân đó cưỡng đoạt mà có được phần đất của y, khi Tung sắp đến Nghệ châu để tố cáo thì bị kẻ khác giết. Tung không có con. Trương Tịch nói (Những điều này đều do Trương Tịch nói cho Hàn Dũ biết).

Đến khi thành bị vây, quân giặc bắt trói hàng chục người của Tuần ngồi xuống, sắp sửa giết. Tuần đứng lên đi đái, bọn người của Tuần thấy y đứng dậy, có kẻ cũng đứng dậy theo, có kẻ ngồi đó rỏ nước mắt…

Nguyễn Thanh Lộc dịch

Nguồn dịch: Vương Mậu, Hàn Dũ Xương Lê văn bình chú độc bản, Thượng Hải Đại Đông Thư Cục, Thượng hải, 1924. Đăng trên baike.baidu.com. Link: https://baike.baidu.com/item/%E5%BC%A0%E4%B8%AD%E4%B8%9E%E4%BC%A0%E5%90%8E%E5%8F%99 (Truy cập 30/05/2020)

Chú thích

(1) Trương Tịch (Ước chừng vào khoảng 767 – 830): Tự là Văn Xương, người ở quận Ngô (nay thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô ngày nay), là một thi nhân nổi tiếng đời Đường, là học trò của Hàn Dũ.

(2) Lý Hàn: Tự là Tử Vũ, người ở Tán Hoàng vùng Triệu Châu (Nay thuộc huyện Nguyên Thị tỉnh Hà Bắc), làm quan đến chức Hàn Lâm Học Sĩ. Là bằng hữu tốt với Trương Tuần, lúc làm khách trọ ở Tuy Dương, từng đích thân thấy chuyện Trương Tuần cố thủ đánh trận với giặc. Sau khi Tuần mất, có người vu cho ông hàng giặc, nhân đó mà soạn “Trương Tuần truyện” dâng lên vua Túc Tông, cùng với đó là “Tiến Trương Trung Thừa truyện biểu”. (Trong Toàn Đường văn, quyển 3).

(3) Trương Trung Thừa (709 – 757), tức Trương Tuần, Trung Thừa, Trường Tuần được giữ chức quan do triều đình bổ sung vào làm trấn thủ ở Tuy Dương.

(4) Trong “Cựu Đường thư – Văn Uyển truyện” có viết: Hàn “vi văn tinh mật, dụng tứ khổ sáp” 为文精密,用思苦涩 (làm văn tinh thâm, kín đáo, dùng ý tứ sâu xa, khó hiểu).

(5) Hứa Viễn (709 – 757): Tự là Lệnh Uy, người Diêm Quan ở Hàng Châu (nay thuộc huyện Hải Ninh tỉnh Chiết Giang). Lúc loạn An Sử nổ ra, nhậm chức Thái thú ở Tuy Dương, sau cùng với Trương Tuần cố thủ trong thành, khi thành bị phá thì bị giặc trói đến Lạc Dương, khi đến Yển Sư thì bị hại.

(6) Lôi Vạn Xuân: Là dũng tướng làm bộ hạ dưới trướng của Trương Tuần.

(7) Tháng giêng năm 757, quân phản loạn An Khánh Tự, bộ hạ của Doãn Tử Kỳ dẫn 13 vạn binh bao vây Tuy Dương, Hứa Viễn cấp báo cho Trương Tuần biết, Trương Tuần từ Ninh Lăng dẫn binh vào thành Tuy Dương (Trong Tư trị thông giám quyển thứ 219).

(8) Tháng 10 cùng năm, Tuy Dương loạn lạc, Trương Tuần, Hứa Viễn bị giặc bắt. Trương Tuần cùng với bộ tướng của mình bị giặc chém đầu, còn Hứa Viễn bị giặc đưa đến Lạc Dương.

(9) Căn cứ vào “Tân Đường thư – Hứa Viễn truyện”, sau khi dẹp xong loạn An Sử, vào năm Đại Lịch, con của Trương Tuần là Trương Khứ Bệnh khinh suất tin theo lời khiêu khích của lũ tiểu nhân, dâng thư lên Đại Tông, cho rằng sau khi thành bị phá, quân Trương Tuần bị hại, chỉ có Hứa Viễn là còn sống sót, cho rằng Viễn đầu hàng quân giặc, muốn phế đoạt phẩm tước của Hứa Viễn. Trong chiếu lệnh cho con của Hứa Viễn là Hứa Nghiễn và Khứ Tật cùng bách quản thẩm định sự việc. Lưỡng gia tử là để chỉ Trương Khứ Tật và Hứa Hiện.

(10) Lúc Doãn Tử Kỳ bao vây thành Tuy Dương, trong thành cạn kiệt lương thực, quân dân phải bắt chuột bắt chim để mà ăn, cuối cùng bắt cả những tỳ thiếp và những người già yếu sung vào bữa ăn. Đương lúc ấy, Trương Tuần đã giết cả ái thiếp, Hứa Viễn cũng giết luôn cả nô bộc, thị tỳ của mình để sung cơ cho binh lính.

(11) Lúc xảy ra loạn An Sử, Trường An và Lạc Dương chìm ngập trong màu chiến loạn, Huyền Tông phải chạy trốn qua đất Tây Thục, tình hình nhà Đường trở nên nguy kịch hơn bao giờ hết.

(12) Sau khi Tuy Dương bị bao vây, bọn quân Tiết độ sứ ở Hà Nam do Hạ Lan Tiến Minh cầm đầu thu binh quan sát, không cho đội quân tới ứng cứu.

(13) Trương Tuần và Hứa Viễn phân binh ra mà giữ thành, Trương trấn giữ phần phía Đông Bắc, Viễn trấn giữ phần phía Tây Nam. Khi thành bị phá thì giặc đầu tiên tấn công vào thành từ vùng Tây Nam nơi mà Viễn trấn giữ cho nên mới có thuyết ấy.

(14) Câu này có ý rằng công trạng của hai ông, người đời trước đã có những đánh giá thỏa đáng rồi. Ở đây căn cứ vào Tiến Trương Trung Thừa truyện của Lý Hàn mà nói: “Tuần thối quân Tuy Dương, ách kỳ yết lĩnh, tiền hậu cự thủ, tự Xuân tồ Đông, đại chiến sổ thập, tiểu chiến sổ bách, dĩ thiểu kích chúng, dĩ nhược kích cường, xuất kỳ vô cùng, chế thắng như thần, sát kỳ hung xú cửu thập dư vạn/ Tặc sở dĩ bất cảm việt Tương Dương nhi thủ Giang Hoài, Giang Hoài sở dĩ bảo toàn giả, Tuần chi lực dã”. (巡退军睢阳,扼其咽领,前后拒守,自春徂冬,大战数十,小战数百,以少击众,以弱击强,出奇无穷,制胜如神,杀其凶丑九十余万。贼所以不敢越睢阳而取江淮,江淮所以保全者,巡之力也 – Tuần lui binh về Tuy Dương, chẹn đứng đường suất binh của giặc, trước sau chống cự trấn giữ, từ Xuân đến Đông, trận lớn thì vài chục, trận nhỏ cũng vài trăm, lấy ít chống nhiều, lấy yếu chống mạnh, bày kế khác lạ liên tục, chế ngự gánh vác như thần, đánh tan bọn giặc ác hơn 9, 10 vạn binh. Giặc sở dĩ không dám vượt qua Tuy Dương mà chỉ giữ ở Giang Hoài, Giang Hoài sở dĩ được bảo toàn cũng là do công sức của Tuần vậy).

(15) Hàn Dũ từng lần lượt ở Biện Châu (Nay thuộc thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam), Từ Châu nhậm chức quan. Đời Đường gọi là “mạc liêu vi tòng sự” nghĩa là phụ tá lãnh trách nhiệm giải quyết.

(16) Sau khi Trương Tuần và Hứa Viễn mất, người đời sau lập miếu thờ tự hai người ở Tuy Dương, xưng là “song miếu”

(17) Nam Tễ Vân (? – 757): Người ở Đốn Khâu, Ngụy Châu (Nay nằm ở Tây Nam huyện Thanh Phong tỉnh Hà Nam). Khi xảy ra phản loạn An Lộc Sơn, ông được điều đi nghị sự với Trương Tuần ở Tuy Dương, vì cảm mến Trương nên bèn lưu ông ở lại làm bộ tướng.

(18) Hạ Lan: Họ Phục, chỉ Hạ Lan Tiến Minh. Lúc đó ông làm Ngự sử đại phu, Tiết độ sứ Hà Nam, làm Trú Tiết ở Lâm Hoài.

DỊCH THUẬT (PHẦN II):他在人間見“鬼”:“詩鬼”李賀與魑魅魍魎的世道 (SỐNG TRONG CÕI NHÂN HOÀN MÀ THẤY ĐƯỢC MA QUỶ – (Bàn về) Thi quỷ Lý Hạ cùng cõi đời “si, mị, võng, lượng” (Yêu ma quỷ quái))

Ngã đương nhị thập bất đắc ý, nhất tâm sầu tạ như khô lan” (我當二十不得意,一心愁謝如枯蘭 – Hai mươi tuổi đầu bất đắc ý, Một mảnh tâm sầu ví lan khô).

三.心死之人,何以為生?Thứ ba, tâm tử chi nhân, hà dĩ vi sinh? (Người mà tâm họ đã chết, thì vin vào cớ gì để mà sống?)

Người đời nay phẩm bình Lý Hạ, song song với những sự đồng ý và đồng tình thì những cũng tồn tại rất nhiều những khiếm khuyết.

Người đời nay hễ luận về Lý Hạ, muốn cho lập dị khác người, thì cứ mỗi lời nói lại nhấn đến các vấn đề tâm lí học, nối kết với nguyên mẫu, hoặc bàn về triết học của cái chết trong triết học (tử vong học) cùng với thẩm mỹ về cái chết.

Bạn đã từng chết chưa? Chưa! Vậy lấy tư cách nào mà dùng cái chết để bình phẩm người khác? Lý Hạ tử tâm (chết trong lòng), có thơ minh chứng: “Trường An hữu Nam Nhi, Nhị thập tâm dĩ hủ” (“長安有男兒,二十心已朽” – Trường An có đứa con trai, Mới hai mươi tuổi tâm đà mục suy), lại có thơ “Ngã đương nhị thập bất đắc ý, nhất tâm sầu tạ như khô lan” (我當二十不得意,一心愁謝如枯蘭 – Hai mươi tuổi đầu bất đắc ý, Một mảnh tâm sầu ví lan khô).

Người đã chết rồi, thì làm quỷ để mà sống. Chứ tâm mà chết rồi, biết tìm nơi đâu ngõ hầu an thân mà tồn tại? Người mà không tử tâm, không thể hiểu được Lý Hạ vậy.

Sự đồng lý và đồng cảm, là chuyên gia tư vấn tâm lý mà ai cũng cần phải có. Nhưng đồng cảm đối với việc thâm giải thơ cả thôi thì chưa đủ. Việc lý giải thơ ca cần một thứ, gọi là “đồng/cùng cảnh” 共境. Phải bước vào cảnh giới nghệ thuật của thi nhân, đem thơ họ mà chuyển hóa vào tâm thức của bản thân, ta mới có tư cách để thể chứng được thế giới ngôn từ biểu đạt của họ.

Phạm trù “bản năng” trong tâm lý học đã từng là một công cụ phân tích phổ biến (trong văn học). Nhà tâm lý học Sigmund Freud (Phất Lạc Y Đức) (cuối cùng) đã phân chia bản năng con người thành hai loại lớn bao gồm Bản năng sống và Bản năng chết.

Tâm của Lý Hạ tuy đã chết nhưng ông ta vẫn còn đang sống, đang hiện diện, đang ngự trị, vẫn đương mang trên lưng túi thơ (túi khí) cũ kĩ, cưỡi trên lưng lừa tìm ý kiếm thơ. Tâm hồn ông ta, không hẳn đã thực chết, mà chính là một người vì thơ ca mà (chấp nhận) sinh tồn.

Khi mẹ Lý Hạ sai nô tì tìm hiểu trong túi thơ (ông thường đeo), thấy những tờ giấy được ghi chép (ý thơ) ra rất nhiều, tức thì giận dữ mà nói rằng: “Thằng nhỏ này chắc phải mửa cả tim ra mới chịu thôi!” (是兒要嘔出心乃已耳- Thị nhi yếu đương ẩu xuất tâm nãi dĩ nhĩ!)

Thằng nhỏ này chắc phải mửa cả tim ra mới chịu thôi!” (是兒要嘔出心乃已耳- Thị nhi yếu đương ẩu xuất tâm nãi dĩ nhĩ!)

Quả nhiên cái chết của Lý Hạ, là do viết thơ đến mức khạc tim phún huyết mà chết. Thế thì, bản năng chết của Lý Hạ nằm ở sự tuyệt vọng đến nỗi tử tâm trước cái cảnh đời nơi yêu ma quỷ quái lộng hành (tung hoành), thế nhưng cái bản năng sống thì nằm ở việc không cam chịu tử tâm, hướng đến việc sáng tạo không mệt mỏi, dốc lòng với thơ ca như một cách khát cầu sự sống ngõ hầu tự chứng cho sự tồn tại của bản thân (trên thế giới này).

Lý Hạ đã đặt trọn trái tim mình, kí thác sự tồn tại của mình vào trong thơ ca. Tâm hồn của ông nằm trong thể xác, da thịt ông nằm ở trong thơ. Lý Hạ là suối nguồn thơ ca chảy trôi (trong dòng hải lưu văn học). Người thi nhân ấy hướng đến sự hy sinh hết mình cho thơ ca. Trong sự hy sinh ấy, thì, sống có nghĩa là chết mà chết cũng có nghĩa là sống. Người sống thì không thể bước vào cõi chết mà người chết thì không thể bước vào cõi của người sống, tất cả đều không phải là thái cực trong cõi tình thơ (ý họa).

Có người khi phân tích về nguyên mẫu hình tượng quỷ quái trong thơ Lý Hạ, đại để (cho rằng nó là) khởi nguồn của tín ngưỡng văn hóa nguyên thủy loài người, tức những hình tượng về ma quỷ này đã thâm nhập vào sâu trong cõi vô thức tập thể của con người (khiến nó trở nên có thật trong tiềm thức của con người). Ở đây (ta đang) sử dụng kiến thức lý luận của Carl Jung (Vinh Cách) mà giải nghĩa thơ ca của Lý Hạ. Tuy nhiên, quan điểm này lại thiếu mất phần soi rọi trên bình diện văn hóa học.

Những ma quỷ mà Lý Hạ nhìn thấy đều ở trong thế gian. Yêu quái trong cõi nhân hoàn, là biểu hiện rõ ràng nhất cho thứ tâm ma ngự trong tiềm thức người đời. Mọi nguyên mẫu, mô thức về yêu ma trong lòng người hiển hiện rõ nhất (khi ta xét chúng) dưới bình diện văn hóa, đây không chỉ là vấn đề về phương diện tâm lý mà còn là vấn đề về phương diện văn hóa.

Từ những yêu ma quỷ quái biểu hiện trong văn hóa, (có thể thấy) nếu mổ xẻ các góc nhìn thì (vấn đề này) không chỉ chuyển hóa từ (vấn đề) tâm lý sang (vấn đề) văn hóa mà còn nằm ở vấn đề: Cấu trúc nội tại của văn hóa có thể được giãi tỏ bằng bản thể của chính biểu hiện.

Ma quỷ không có chút liên hệ nào đối với những gì còn sót lại (khai quật được) từ các thánh tích của những tang lễ trong thời kỳ đồ đá mới (của tộc người nguyên thủy), những ma quỷ ở trong Sở từ cũng không có mối quan hệ nào rõ ràng cả. Thật trúc trắc nếu đem hình tượng ma quỷ mà Lý Hạ đã viết rồi thiên về dưới nguyên mẫu tâm lý văn hóa nguyên thủy, không nhẽ phải thoát ly hẳn văn bản mà đi “trèo cây tìm cá” (duyên mộc cầu ngư) ư?

Chính sự tranh giành lợi ích giữa các nhóm ích lợi đã tạo ra một xã hội ăn thịt người. Ăn thịt người không phải là (một thứ) lễ giáo, mà là lòng người không chấp nhận (làm theo) tôn kính lễ giáo. Lý Hạ không viết về lễ giáo, lại càng không viết về (dạng thức) nhân tâm. Bởi vì lễ giáo và lòng người sớm đã bị yêu ma quỷ quái che lấp mất, thế cho nên Lý Hạ mới viết về quỷ quái yêu ma. Viết để đả phá yêu ma, để lòng người tự nhiên hiển lộ.

(Trong) cuộc đời của Lý Hạ (chỉ) có thơ, thơ của Lý Hạ là kết quả cho mối quan hệ giữa ông với cuộc xung đột với thế giới. Trong thơ của Lý Hạ còn có những cuộc đụng độ giữa người và ma quỷ trong cõi nhân gian. Điều này đồng nghĩa với việc không thể nói rằng thơ của Lý Hạ hàm chứa thứ triết học về cái chết hay (quan niệm) thẩm mỹ về cái chết. Việc biểu hiện cái chết bằng nghệ thuật, không có nghĩa là tác phẩm nghệ thuật sẽ chứa đựng (thể hiện) lý thuyết mỹ học về cái chết.

Thơ Lý Hạ, nói chính xác, đó là biểu hiện cho sự tha hóa của con người. Sự tha hóa ấy được áp khỏa bằng một thứ sinh vật vô nhân, đó là “quỷ”, là “ma”. Cho nên lý giải thơ ca Lý Hạ phải dựa trên quan điểm lịch sử về sự tha hóa của con người trong lịch sử Trung Hoa.

Lịch sử không thể được giả định. Do đó, sử dụng các lý thuyết về tâm lý học để mà giải thích Lý Hạ, không phải (nên) đặt ra một giả thiết rằng người sắp chết đi ví như một đối tượng (tật bệnh) cần được tra vấn, sau đó, đi ngược lại với những quan điểm lịch sử (mà bản thân nó không thể tạo dựng nên giả thiết) hay sao?

四.向死而在,忘生忘死 – Thứ tư, hướng tử nhi tại, vong sinh vong tử (hướng về cái chết mà tồn tại, quên bẵng đi cả việc sinh tử)

Về điểm này, để trình bày những đặc điểm nghệ thuật trong thơ ca của Lý Hạ, chúng ta cần phải đọc lại một lần nữa thi tác “Nhạn môn thái thú hành” 《雁門太守行》đã được đưa vào trong giáo trình ngữ văn sơ trung (THCS):

Mùa đông Nguyên Hòa năm thứ 9, quân Chấn Vũ làm loạn. (Nhà vua) ban chiếu cho Trương Hú làm tiết độ sứ, dẫn quân Hạ Châu gồm 2000 lính đi đánh dẹp. Chấn Vũ tức thì đóng đô ở Nhạn Môn, Hạ chịu trách nhiệm định liệu việc ấy (tìm cách) ngõ hầu đuổi cổ chúng đi

黑雲壓城城欲摧,甲光向日金鱗開。
角聲滿天秋色裡,塞上燕脂凝夜紫。
半卷紅旗臨易水,霜重鼓寒聲不起。
報君黃金台上意,提攜玉龍為君死。

Phiên âm

Hắc vân áp thành thành dục tồi,
Giáp quang hướng nhật kim lân khai.
Giốc thanh mãn thiên thu sắc lý,
Tái thượng yên chi ngưng dạ tử.
Bán quyển hồng kỳ lâm Dịch thuỷ,
Sương trọng cổ hàn thanh bất khởi.
Báo quân Hoàng Kim đài (12) thượng ý,
Đề huề Ngọc Long vi quân tử.

Dịch nghĩa

Mây đen trên thành như muốn đè nát thành,
Áo giáp vàng lóng lánh ánh vẩy cá trong nắng.
Tiếng tù và thổi vang trời trong sắc thu,
Ban đêm quan ải màu tía như phấn kẻ lông mày.
Cờ đỏ cuốn một nửa khi quân tới sông Dịch,
Sương mù dày, trời lạnh, trống thúc quân không nổi.
Để báo đáp ơn vua qua ý nghĩa của đài Hoàng Kim,
Nguyện đem kiếm Ngọc Long vì vua mà chiến đấu tới chết.

Đầu tiên, bài thơ này được viết theo thể Ca Hành. “Nhạn môn thái thú hành” là một đề tài cũ của thể tài nhạc phủ, nó chuyển tải thông điệp: Ca thán, tán tụng những thành tựu chính trị của Vương Hoán thời Đông Hán.

Thứ hai, chủ đề chính của bài thơ trên xưa nay vốn đã có những ý kiến, lập trường khác nhau, hỗn tạp. Thế nhưng, nếu nắm bắt được tính chất nghệ thuật của chính bài thơ sau đó giải nghĩa (những tính chất đó), tự nhiên (ta) có thể tránh được một vài vấn đề (phức tạp). Những vấn đề không đầy đủ luận chứng lịch sử, vốn đã vô nghĩa (thì không cần bàn đến).

(Liên quan đến luận điểm này) Diêu Văn Tiếp 姚文燮 trong “Xương cốc tập chú” 《昌谷集注》cho rằng: “Mùa đông Nguyên Hòa năm thứ 9, quân Chấn Vũ làm loạn. (Nhà vua) ban chiếu cho Trương Hú làm tiết độ sứ, dẫn quân Hạ Châu gồm 2000 lính đi đánh dẹp. Chấn Vũ tức thì đóng đô ở Nhạn Môn, Hạ chịu trách nhiệm định liệu việc ấy (tìm cách) ngõ hầu đuổi cổ chúng đi“.

元和九年冬,振武軍亂。詔以張煦為節度使,將夏州兵二千趣鎮討之。振武即雁門郡,賀當擬此以送之。

Diêu Văn Tiếp 姚文燮 trong “Xương cốc tập chú” 《昌谷集注》

Thứ ba, bài thơ trở thành trung tâm (tiêu điểm) tranh luận (bút chiến) của người đời sau vì bút pháp kết hợp giữa thực và hư (nội hữu trong lời thi ý văn), cho nên có nhiều người đã căn cứ vào đó mà thay đổi một vài điểm khác với bản truyện gốc.

Ví như Vương An Thạch cho rằng: “Phương hắc vân áp thành chi thời, khởi hữu hướng nhất chi giáp quang“. (“方黑雲壓城之時,豈有向日之甲光?- Đương lúc mây đen tế lấp thành quách, há có áo giáp lóng lánh ánh vàng hướng mình trong nắng ư?)

Cho nên Thanh Vương Kì 清王琦 khi chú trong “Lý Trường Cát thi ca” 《李長吉歌詩》, đã thay đổi chữ “nhật” 日 trong câu “Giáp quang hướng NHẬT kim lân khai” thành chữ “nguyệt” 月. Rồi chú thích rằng: Bài thơ nói rằng đoàn binh xuất quân trong đêm, đến khi mây quang, để lộ ánh trăng sáng vặc cùng giao hòa (lóng lánh) với áo giáp.

此詩言中夜出兵,至雲開透漏月光與甲相映.

Thanh Vương Kì 清王琦 khi chú trong “Lý Trường Cát thi ca” 《李長吉歌詩》

Mà Dương Thăng Am 楊昇庵 (tức Dương Thận) thì lấy quan niệm “Phàm binh vi thành, tất hữu quái vân chi biến” (凡兵圍城,必有怪雲之變 – Phàm quân lính vây mặt thành quách, ắt có mây lạ biến hiện) mà lý giải. Tuy nhiên, nhận định này là không hợp lý, rốt cuộc cũng chỉ là lấy kinh nghiệm mà bàn luận hời hợt, sơ sài.

Câu kết, tác giả có viết “Báo quân hoàng kim đài thượng ý“, có thể biết được việc miêu cảnh tả vật trong bài thơ trên đều nhằm để biểu đạt ý này. Bất luận trận chiến này có gian nan đến đâu, thắng bại có khó lường đến mức nào, chết tức là chết, duy sự tín nhiệm và phó thác của nhà vua, ngay cả khi phải chết, cũng phải tận lực, sống mái một trận (một phen).

Do đó, khi đọc lại những câu như “Giáp quang hướng nhật kim lân khai”, ta càng thấu ngộ được rằng đây không chỉ đơn thuần tả cảnh mà cảnh tự tâm sinh, là sự dung hòa giữa tình và cảnh. Nếu thoát li khỏi sự dung hòa giữa tình và cảnh ra mà bàn về bài thơ “Nhạn môn thái thú hành” thì ta sẽ chỉ thâu được mớ tơ quấn bện rối rắm rằng có hay không phù hợp với thực tại mà thôi. Cảm thi như thế, cũng có thể sanh tâm buồn thương.

Tái thượng yên chi ngưng dạ tử“, từ “yên chi” 胭脂 ở đây chỉ máu huyết đã đông cứng. Từ “dạ sắc” tức ám chỉ máu màng bị văng tung tóe tạo thành thứ sắc tím kì dị. Ở đây nói rõ tới việc có thể đã từng xảy ra một trận chiến oanh tạc, hơn nữa còn có những chiến sĩ vong trận.

Người thời nay đa phần cho rằng bài thơ này nhấn mạnh đến quyết tâm của những tướng sĩ trấn giữ biên cương thề chết hầu báo thù cho quốc gia. Tuy nhiên, nếu đọc kĩ hơn, thì cách lí giải này thực sự quá trống rỗng.

Tái thượng yên chi ngưng dạ tử“, từ “yên chi” 胭脂 ở đây chỉ máu huyết đã đông cứng. Từ “dạ sắc” tức ám chỉ máu màng bị văng tung tóe tạo thành thứ sắc tím kì dị. Ở đây nói rõ tới việc có thể đã từng xảy ra một trận chiến oanh tạc, hơn nữa còn có những chiến sĩ vong trận.

Quân đội vây thành, giao tranh có được có mất, cờ đỏ (tả tơi) quấn nửa, tiếng trống bặt im, sĩ khí không còn hăng hái. Do đó, cái quyết tâm chết cho tổ quốc, thực chỉ do (bản thân tử sĩ) bị ép đặt vào chốn tử địa. Không phải họ muốn hy sinh vì tổ quốc mà vì bất đắc dĩ (thời thế) buộc họ phải làm vậy.

Thế nhưng, những người lính không chọn cách đầu hàng hay bỏ thành mà tẩu thoát, càng không phải đợi chờ cái chết. Mà là nguyện “đem kiếm Ngọc Long“, quyết một trận sống mái. Ngay cả khi sợ phải qua sông Dịch, cũng không được phép quay về, càng phải vì vua mà liều chết.

Do đó cái lòng phó mặc cái chết, đền trả non sông, mới là cái tư tưởng hạt nhân (nằm xuyên suốt) trong “Nhạn môn thái thú hành” của Lý Hạ. Bài thơ nhấn mạnh đến cái quyết tâm khởi sinh trong lúc tuyệt vọng, không phải là cái quyết tâm tự phát mà có. Tuy nhiên, đó lại là quyết tâm tự giác (thuộc về ý thức tự giác), không phải là sự gượng ép hay bất đắc dĩ.

Lại đọc câu “Giáp quang hướng nhật kim lân khai“, không phải chỉ miêu tả trạng thái của tâm trí và quyết tâm hay sao?

Do đó khi đọc thơ của Lý Hạ, cốt không phải là đọc về tính quỷ bên trong thơ mà ông viết, mà phải đọc tâm ý khởi sự từ bên trong của ông.

Song phàm có thể thấy được cái chết, cả những người cận kề cái chết, đều là những người đã quẳng đi nỗi sợ trong bối cảnh văn hóa thế tục. Không sợ hãi cái chết tức đối với cái chết không sanh lòng phân biệt, tự nhiên sống chết nhất tề đồng điệu. Người như thế, tự trong tâm tiêu dao tự tại.

Lý Hạ ở trong nhân gian mà thấy được quỷ, bởi vì yêu ma quỷ quái ở đời hoành hành tứ tung. Lý Hạ viết quỷ vào trong thơ, cũng tâm y đã sớm đắc chứng tiên quả, tiêu dao ngoại vật trong cõi thi ca nghệ thuật rồi vậy.

Trong thơ của Lý Hạ tồn tại thứ nỗi đau đã bị đẩy lên tới cùng cực, song (người) có thể mang nỗi thống khổ ấy mà kí thác vào thơ ca bằng một tâm hồn nhiệt thành, không phải đã thoát khỏi thống khổ mà tiêu dao tự tại rồi sao?

Lý Hạ ở trong nhân gian mà thấy được quỷ, bởi vì yêu ma quỷ quái ở đời hoành hành tứ tung. Lý Hạ viết quỷ vào trong thơ, cũng tâm y đã sớm đắc chứng tiên quả, tiêu dao ngoại vật trong cõi thi ca nghệ thuật rồi vậy.

Thơ Lý Hạ, nói chính xác, đó là biểu hiện cho sự tha hóa của con người. Sự tha hóa ấy được áp khỏa bằng một thứ sinh vật vô nhân, đó là “quỷ”, là “ma”.

Kẻ sĩ chết vì tri kỷ. Thế mà Lý Hạ rốt cục lại chẳng được công nhận ngay trên chính ngôi đài Hoàng Kim. Ông thậm chí xem nhẹ cả chuyện sinh tử, thế rồi có thể được như thế nào nữa? (Chuyện đó chỉ có trời biết)

(12) Đài do Yên Chiêu Vương thời Chiến Quốc cho xây đắp để cầu hiền tài tới giúp sức, nay ở phía đông nam huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc.

作者:盆小猪
链接:https://www.jianshu.com/p/d03cead05f1a
來源:简书